Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phê duyệt 17 ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống
Cụ thể, có 17 ngân hàng thuộc nhóm các tổ chức tín dụng có tầm quan trọng hệ thống năm 2021 theo quyết định được Thống đốc Nguyễn Thị Hồng vừa ban hành bao gồm:
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB); Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeaBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB); Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).
Ngoài ra còn có Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Tp.HCM (HDBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MBBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB); Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB); Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng yêu cầu cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động của 17 tổ chức tín dụng nêu trên để ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.
Theo Thông tư số 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng gây tác động tiêu cực lên toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và/hoặc rủi ro hệ thống làm gián đoạn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và toàn bộ nền kinh tế trong trường hợp mất khả năng thanh toán hoặc khả năng chi trả.
Tiêu chí xác định mức độ quan trọng hệ thống, nội dung giám sát an toàn vĩ mô, tần suất lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đối với nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống được hướng dẫn tại sổ tay giám sát ngân hàng do Thống đốc ban hành.
Căn cứ các tiêu chí tại sổ tay giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc quyết định danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống trong từng thời kỳ.
Kẻ lãi tỷ USD, người "lom dom" 700 tỷ
Xét về quy mô vốn điều lệ, 17 nhà băng thuộc nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2021 được đề cập trong quyết định do Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phê duyệt đều vượt trên 10.000 tỷ đồng.
Trong đó, BIDV là nhà băng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất với trên 40.220 tỷ đồng tính đến cuối năm 2020.
Tiếp theo là 2 "ông lớn" ngân hàng có vốn Nhà nước khác là VietinBank và Vietcombank với trên 37.000 tỷ đồng.
Trong khối các ngân hàng tư nhân, Techcombank dẫn đầu với quy mô vốn trên 35.000 tỷ đồng, chỉ đứng sau 3 ngân hàng quốc doanh kể trên.
Ngược lại, TPBank là nhà băng có quy mô vốn nhỏ nhất trong 17 ngân hàng thuộc nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2021, theo quyết định của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng.
17 nhà băng thuộc nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2021 được đề cập trong quyết được do Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phê duyệt đều vượt trên 10.000 tỷ đồng tính đến cuối năm 2020.
Cùng với quy mô về vốn điều lệ, lợi nhuận của 17 ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống năm 2021, theo quyết định của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng phân hóa mạnh.
Trong đó, Vietcombank dẫn đầu với lợi nhuận sau thuế trên 23.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD) năm 2020. 5/16 ngân hàng còn lại báo lãi trước thuế trên 10.000 tỷ đồng năm 2020 gồm: Agribank (12.869 tỷ đồng); Vietinbank (17.070 tỷ đồng); Techcombank (15.800 tỷ đồng); MB (10.668 tỷ đồng); VPBank (13.019 tỷ đồng).
Tổng hợp báo cáo tài chính năm 2020
Trong số những ngân hàng còn lại có lợi nhuận trước thuế năm 2020 dưới 10.000 tỷ đồng, SCB có lợi nhuận thấp nhất chỉ vỏn vẹn gần 700 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính về mức tăng trưởng, SCB lại là nhà băng có mức tăng lợi nhuận trước thuế cao nhất lên tới 216% trong năm này.
Với gần 700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, mức chênh lệch giữa người đầu bảng và cuối bảng về lợi nhuận lên tới 33 lần.
Tác giả: Huyền Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy