Sáng nay, 10/12, tại TP Cần Thơ, thủ phủ miền Tây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải đáp những kiến nghị, vấn đề mà đại biểu nông dân, đại diện cho hơn 12 triệu hội viên, nông dân cả nước nêu ra.
Đây là cuộc đối thoại lần thứ 2 kể từ cuộc đối thoại đầu tiên của Thủ tướng với nông dân tại tỉnh Hải Dương vào tháng 4/2018.
Dự cuộc đối thoại do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản" có 600 đại biểu, gồm lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và bà con nông dân.
Tại đây, Người đứng đầu Chính phủ sẽ trao đổi những chủ trương, chính sách lớn của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, Thủ tướng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cũng như những đề xuất, kiến nghị, hiến kế... của nông dân.
Tham dự hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đã trả lời về chính sách của ngành ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn.
Liên quan đến tín dụng hỗ trợ nông dân thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi, theo Phó Thống đốc, dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn, làm mất cân đối cung cầu, từ đó, các địa phương đã triển khai hỗ trợ người dân từ ngân sách. Thời gian qua, chính sách của Chính phủ đã có nhiều khoản tín dụng, khoanh nợ, giãn nợ người dân không có khả năng trả nợ, nếu sự việc xảy ra với quy mô lớn thì có thể tính đến việc xoá nợ. Về phía ngành Ngân hàng, NHNN đã chỉ đạo tất cả các chi nhánh khoanh nợ, kéo dài các khoản nợ tạo điều kiện cho người dân, trong đó có người dân bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu phi có điều kiện tái đàn, khôi phục sản xuất.
Trước câu hỏi của nông dân Nguyễn Hữu Hà về tín dụng cho công nghệ cao, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết: Cuối năm 2016, Thủ tướng giao cho ngành ngân hàng triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng để tập trung cho vay tín dụng công nghệ cao. Trước chỉ đạo của Thủ tướng, ngành Ngân hàng đã nhận thức đây là vấn đề cực kỳ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp đó, ngày 7/3/2017, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định để chỉ đạo về việc này, và ngay sau đó, ngành Ngân hàng có văn bản quyết liệt triển khai chủ trương của Chính phủ, đồng thời cam kết gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp công nghệ cao với lãi suất ưu đãi theo chỉ đạo của Thủ tướng. Đây là gói tín dụng lớn nhất từ trước đến nay và đã có 8 ngân hàng thương mại sẵn sàng cho vay gói này.
Về lãi suất, gói cho vay này giảm so với lãi suất cho vay thông thường, kể cả ngắn và trung, dài hạn, từ 1-1,5%, căn cứ trên những quy định của Bộ NNPTNT về dự án, chương trình ứng dụng công nghệ cao, nhằm đảm bảo đúng đối tượng ưu đãi. Đến nay, với chính sách ưu đãi như vậy thì đã có doanh số là 53.000 tỷ đồng, dư nợ 38.000 tỷ đồng cho 17.000 khách hàng vay vốn liên quan ứng dụng công nghệ cao; trong đó tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 90%.
Phó Thống đốc cho biết thêm, hiện nay, tổng dư nợ tín dụng ngân hàng của cả nước là khoảng 8 triệu tỷ đồng, riêng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là 2 triệu tỷ đồng, chiếm 25%. Như vậy lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên tập trung vốn tín dụng một cách tích cực và nhanh hơn các lĩnh vực khác.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy