Dòng sự kiện:
5 nghìn tỷ USD đã bị xóa sổ khỏi thị trường chứng khoán châu Á trong năm 2018
31/12/2018 13:24:49
Đối với cổ phiếu châu Á, năm 2018 là một câu chuyện ly kỳ gồm hai nửa, một nửa với sự phục hồi và khối lượng giao dịch tăng kỷ lục, sau đó nhường chỗ cho những biến động dữ dội càn quét tới 5,2 nghìn tỷ USD.

Theo hãng tin Bloomberg, đối với cổ phiếu châu Á, năm 2018 là một câu chuyện ly kỳ gồm hai nửa, một nửa với sự phục hồi và khối lượng giao dịch tăng kỷ lục, sau đó nhường chỗ cho những biến động dữ dội càn quét tới 5,2 nghìn tỷ USD giá trị thị trường.

Không thể phủ nhận những gì mà thị trường đã trải qua. Các nhà đầu tư trong khu vực châu Á đã có quá nhiều điều để băn khoăn - dao động về các lớp tài sản, mối lo ngại về tăng trưởng, căng thẳng leo thang giữa hai siêu cường kinh tế và tình trạng hỗn loạn ở Washington gần đây. Khi những giờ phút cuối cùng của năm 2018 đang trôi qua, chỉ số MSCI khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trượt giảm 22% so với mức đỉnh  ghi nhận hồi tháng 1, sau đó, với đợt tăng điểm gần đây đã xoa dịu phần nào nỗi đau của thị trường khi mà nó đã chứng kiến các chỉ số chứng khoán sụt giảm xuống mức tồi tệ nhất kể từ năm 2011.

Jason Low, một chiến lược gia cao cấp của đơn vị quản lý tài sản DBS Group Holdings đã nhận đinh: "Có rất ít kênh trú ẩn an toàn hoạt động trong năm nay". "Các cổ phiếu của Châu Á không tránh khỏi việc bị đè nặng bởi căng thẳng thương mại leo thang và các đợt gia tăng lãi suất" và các nhà đầu tư có thể sẽ rất ngạc nhiên về mức độ ảnh hưởng tới thị trường, ông nói thêm.

Từ sự thoái trào của cổ phiếu công nghệ đến sự sụt giảm giá trị khổng lồ tại thị trường Trung Quốc, sau đây là một cái nhìn tổng quan về các vấn đề quan trọng nhất đã lái thị trường chứng khoán châu Á trong suốt một năm 2018 đầy khó khăn.

Một năm của sự thay đổi

Sự bất ổn đã quay trở lại với các cổ phiếu trong khu vực khi chứng kiến ​​sự dao động giá mạnh nhất trong hơn hai năm qua, theo một thước đo biến động 90 ngày trong chỉ số MSCI khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Các con gấu đang diễu hành

Các thị trường chứng khoán quan trọng trên khắp châu Á đã giảm hơn 20% trong năm nay, nhiều lần rơi vào thị trường gấu.

Trong khi đợt tăng giá kéo dài gần một thập kỷ xảy ra với các cổ phiếu Hoa Kỳ chỉ ra những dấu hiệu lạc quan của sự sống, thì mức tăng vào đầu năm tại các thị trường châu Á lại tỏ ra kém bền vững và ít hiệu quả hơn. Chứng khoán toàn khu vực đã lao dốc tới 24% từ đỉnh cao nhất xuống mức đáy trong năm 2018 và các thị trường lớn bao gồm Nhật Bản, Hồng Kông và Thượng Hải thậm chí còn có xu hướng tồi tệ hơn.

Với việc có nhiều chỉ số chuẩn nằm trong các thị trường mới nổi, đà thất bại thảm hại này đã khiến chỉ số MSCI của thị trường mới nổi của MSCI tụt xuống thấp hơn khoảng 24% kể từ tháng 1/2018.

Cuộc chiến thuế quan

Một số thị trường có màn trình diễn kém trong năm là do tác động từ cuộc xung đột thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ khi nó đe dọa đến việc thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu và phá vỡ chuỗi cung ứng trên khắp khu vực châu Á. Các nhà xuất khẩu chẳng hạn như một thương nhân về hàng tiêu dùng Li & Fung Ltd tại Hồng Kông đã phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề, chứng kiến ​​hơn 70% giá trị thị trường bốc hơi kể từ tháng 5/2018.

Những khó khăn về mặt kỹ thuật

Nhưng một trong những vấn đề nổi bật nhất của thị trường là sự thỏa hiệp của các nhà đầu tư công nghệ khi nhóm các công ty FAANG vấp ngã. Apple Inc và Amazon.com Inc đã sụt giảm khoảng 30% trong nửa cuối năm nay. Các cổ phiếu Internet ở châu Á cũng không thể lạc quan hơn khi Tencent Holdings Ltd. đã rớt kỷ lục tới 47% từ đỉnh xuống mức đáy. Các nhà sản xuất chip và các nhà sản xuất phần cứng cũng phải gánh chịu những thiệt hại không nhỏ khi mà nhu cầu về điện thoại thông minh vẫn khá nổi bật trong ngành công nghiệp trong suốt cả năm.

Hiệu ứng từ Trung Quốc

Trong năm 2018, các nhà đầu tư Trung Quốc đã vấp phải nhiều sự kiện không mong muốn. Chỉ số Shanghai Composite thấp hơn gần 25% so với giao dịch hồi đầu năm, khiến nó trở thành thị trường chứng khoán lớn hoạt động kém nhất trên thế giới. Cuộc chiến thương mại đã xóa sổ khoảng 2,4 nghìn tỷ USD trong năm nay, trong khi một nỗ lực cắt giảm nợ đã thu hẹp nợ ký quỹ xuống chỉ bằng một phần ba mức cao nhất của nó trong năm 2015.

                                                                                          Hải Yến/Theo Bloomberg

 

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến