Tin liên quan
Ảnh minh họa
Nghiên cứu cho thấy các dòng tài chính bất hợp pháp lần đầu tiên vượt qua mốc 1 nghìn tỷ USD trong năm 2011 và đã tăng lên 1,1 nghìn tỷ USD trong năm 2013, đánh dấu một sự gia tăng đáng kể từ năm 2004, thời điểm dòng tiền bất hợp pháp chỉ đứng ở mức 465,3 tỷ USD. Dòng tài chính bất hợp pháp trung bình một năm chiếm khoảng 4,0% GDP của các nước đang phát triển, theo GFI.
"Nghiên cứu này chứng minh rõ ràng rằng các dòng tài chính bất hợp pháp là một trong những yếu tố gây thiệt hại lớn nhất cho hầu hết các nền kinh tế phát triển và mới nổi của thế giới", Chủ tịch GFI, Raymond Baker nói.
Trong số liệu do GFI công bố, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu danh sách về số lượng tiền bất hợp pháp chảy nước ngoài với khoảng 1,4 nghìn tỷ USD tiền "ngầm" ra khỏi biên giới nước này trong thập kỷ qua. Việc sử dụng hóa đơn giả đã trở thành một vấn nạn ở Trung Quốc, khiến Chính phủ nước này đã phải mở một chiến dịch để ngăn chặn vào năm 2013 .
Tiền "ngầm" chảy ra nước ngoài từ Trung Quốc đã đẩy giá bất động sản tăng cao tại nhiều nơi trên thế giới như Sydney (Úc), Vancouver (Canada). Đồng nhân dân tệ mất giá được dự báo sẽ khiến xu hướng chuyển tiền ra nước ngoài của giới nhà giàu Trung Quốc mạnh hơn trong thời gian tới. Hôm 9/12, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã hạ tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Chính phủ Trung Quốc quy định, mỗi công dân nước này chỉ được chuyển tối đa 50.000 USD ra nước ngoài mỗi năm. Tuy vậy, người Trung Quốc đã lách luật bằng cách áp dụng nhiều biện pháp như chuyển tiền thông qua các ngân hàng "ngầm", gom hạn ngạch chuyển tiền.
Trong bảng xếp hạng của GFI, Nga là nước đứng thứ 2 về dòng tiền bất hợp pháp chảy ra nước ngoài với gần 1,05 nghìn tỷ USD trong 10 năm. Tiếp theo là Mexico với 52,8 tỷ USD và Ấn Độ với 51 tỷ USD bất hợp pháp trung bình mỗi năm đi ra khỏi đất nước.
Tại Đông Nam Á, quốc gia có dòng tiền bất hợp pháp chảy mạnh nhất ra nước ngoài là Malaysia, trung bình gần 42 tỷ USD và đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng. Tiếp theo đó là Thái Lan xếp vị trí thứ 8, mỗi năm thất thoát gần 19,2 tỷ USD, và Indonesia mất mỗi năm hơn 18 tỷ USD và đứng ở hạng 9.
Theo xếp hạng của GFI, trung bình mỗi năm Việt Nam có hơn 9,29 tỷ USD tiền bất hợp pháp ra khỏi biên giới, nghĩa là tổng cộng gần 93 tỷ USD trong vòng 10 năm qua. Với lượng tiền này, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 18 trong số 149 quốc gia đang phát triển được GFI xếp hạng.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy