Tin liên quan
Ông Tomoyuki Kimura- Giám đốc quốc gia tại Việt Nam của ngân hàng ADB phát biểu tại lễ kí kết: “Các dự án phát triển du lịch là một biện pháp hiệu quả để tạo thêm việc làm, phát triển các kỹ năng lao động và giảm đói nghèo. Mục tiêu cốt lõi của dự án này là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng đều thông qua việc tạo ra các cơ hội thu nhập mang đến lợi ích cho những người nghèo, người dân tộc thiểu số và đặc biệt là phụ nữ.”
Du lịch đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam đã tiếp nhận trên 7,5 triệu khách du lịch quốc tế, tăng 10,6% so với năm 2012. Ngành du lịch trực tiếp đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội và tạo ra 2,3 triệu việc làm trong năm ngoái, chiếm hơn 9% tổng số việc làm của cả nước.
Hiệp định vay vốn sẽ giúp phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mêkông
Dự án hướng đến mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tại Điện Biên, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Lào Cai và Tây Ninh, năm tỉnh nằm trên các hành lang kinh tế Tiểu vùng Mê-công Mở rộng. Việc nâng cấp 45km đường nông thôn sẽ khai thông tiếp cận đến những địa điểm du lịch mới tại những khu vực kém phát triển có đông người dân tộc thiểu số sinh sống. Hơn 30.000 người sẽ được hưởng lợi từ việc tiếp cận dễ dàng hơn tới các chợ và các dịch vụ xã hội, đồng thời các điều kiện môi trường tại các địa điểm du lịch cũng sẽ được cải thiện.
Các dự án tại 5 tỉnh dự kiến sẽ giúp tăng doanh thu hàng năm từ du lịch lên 480 triệu USD vào năm 2019 so với mức 190 triệu USD của năm 2012, tạo thêm 85.000 việc làm mới liên quan đến ngành du lịch, trong số đó 60% là dành cho phụ nữ. Dự án cũng sẽ giúp đẩy mạnh hợp tác và hội nhập khu vực bằng cách hỗ trợ Việt Nam thực hiện các tiêu chuẩn du lịch của khu vực và thúc đẩy các chương trình du lịch xuyên quốc gia.
Được biết, tổng mức đầu tư của dự án là 55,08 triệu USD được triển khai thực hiện từ 2014- 2019. Khoản vốn vay ADB 32.360.000 có quyền rút vốn đặc biệt (SDR) tương đương 50 triệu USD với thời hạn vay 25 năm trong đó có 5 năm ân hạn, lãi suất là 2%/năm trong suốt thời gian vay vốn. Vốn đối ứng trong nước tương đương khoảng 5,08 triệu USD từ nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương.
ADB, có trụ sở chính tại Ma-ni-la, hoạt động với sứ mệnh giảm nghèo ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế đồng đều, tăng trưởng bền vững với môi trường và hội nhập khu vực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 67 thành viên, trong đó có 48 thành viên trong khu vực. Trong năm 2013, ADB đã hỗ trợ tổng cộng 21 tỷ đô-la Mỹ, trong đó có 6,6 tỷ đô-la đồng tài trợ.
Hoa Liên
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy