Ai đầu hàng trong cuộc chiến tiền tệ?
19/01/2015 21:46:31
ANTT.VN - Việc thả nổi đồng franc được coi là hành động giơ cờ trắng rút lui của Thụy Sĩ trong cuộc chiến tiền tệ đầy khắc nghiệt.

Tin liên quan

Cuộc tấn công của quốc gia vốn luôn giữ thái độ trung lập hòa bình như Thụy Sĩ vào cuộc chiến tiền tệ toàn cầu đã kết thúc trong bại trận. NHTW Thụy Sĩ đã làm chao đảo thị trường khi quyết định thả nổi đồng tiền vốn được coi là thiên đường an toàn đối với các nhà đầu tư.

 
Tuy nhiên với những biến đổi lớn của chính sách tiền tệ các nước đang diễn ra, chiến tranh tiền tệ vẫn chưa thể kết thúc và mũi pháo vẫn tiếp tục chĩa vào các quốc gia khác.

“Ngân hàng TW Thụy Sĩ là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh tiền tệ và cũng chính là người đầu tiên đầu hàng”, một nhà kinh tế học cho biết.

Động thái giơ cờ trắng của Thụy Sĩ thể hiện ở chính quyết định hủy bỏ sàn tỉ giá 1,2 francs/euro được ban hành 3 năm trước bởi NHTW để bảo vệ đồng franc khỏi mất giá quá mức so với đồng tiền chung châu Âu.

Thông báo gây sốc này đã ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu bởi đồng Franc bất ngờ mạnh lên 30% so với Euro.

Bước chuyển biến này đã tạo ra một chuỗi thiệt hại: cổ phiếu của các công ty xuất khẩu tại Thụy Sĩ sụt giảm nghiêm trọng và nhấn chìm những quốc gia hàng xóm Đông Âu thế chấp nợ bằng đồng franc cũng như khiến 2 hãng môi giới ngoại tệ sập tiệm.

Đây cũng là bước rút quân khẩn cấp trong cuộc chiến tiền tệ có thể diễn biến khắc nghiệt hơn sau cuộc gặp của ECB vào thứ 5 tới với một “vũ khí chủ chốt” – cái tên mỹ miều dành cho chương trình mua trái phiếu chính phủ. Nếu được thực thi, gói kích thích này có khả năng phủ ngập đồng euro vào thị trường và nâng mức cầu cho đồng franc – đồng tiền được coi là thiên đường trú ẩn cho các nhà đầu tư không thích rủi ro.

“Những cuộc hội đàm kín giữa các ngân hàng TW và Thụy Sĩ cho biết trong trường hợp gói nới lỏng định lượng (QE) được ECB tung ra, mức sàn tỷ giá 1,2 francs/ Euro nhất định không thể tiếp tục tồn tại.”, một nhà kinh tế học cho biết.

Một nhà chiến lược tại HSBC cho rằng với việc thả nổi đồng Franc, SNB đã rút khỏi cuộc chiến tiền tệ.”

Tuy nhiên, SNB không hoàn toàn dứt khỏi cuộc chơi: việc giảm lãi suất then chốt xuống mức dưới 0 (-0,75%) với hy vọng điều này sẽ giảm lượng đầu cơ đồng franc.

 

Châu Á, các quốc gia mới nổi sẽ là nạn nhân tiếp theo?

Thụy Sĩ có thể là dấu hiệu của một cuộc chiến tiền tệ sắp tới

“Với bối cảnh tăng trưởng trì trệ, tỉ giá chính là một trong những đòn bẩy quan trọng” mỗi quốc gia tin dùng như một tấm đệm cho nền kinh tế hiện này. Những quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan có thể sẽ là nạn nhân tiếp theo. Những nền kinh tế này đang phải trải qua sự sụt giảm mạnh của đồng Yên và vô tình gây lợi cho các quốc gia cạnh tranh với Nhật Bản.

Những nền kinh tế mới nổi lớn như Brazil cũng cần viện đến công cụ tỉ giá để làm đòn bẩy cho mình.

Sự căng thẳng trong cuộc chiến toàn cầu này còn phụ thuộc phần lớn vào những động thái của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ Fed. Tổ chức này đang nhăm nhe tăng lãi suất trong khi ECB theo đuổi những chính sách hoàn toàn ngược lại trong cùng thời điểm, góp phần khiến đồng đô la mạnh hơn so với Euro.

Hiện giờ, Fed có khả năng áp phanh lên đồng bạc xanh bằng cách trì hoãn lần tăng lãi suất đầu tiên trong vài tháng tới.

Việc đồng Euro sụt giảm nghiêm trọng trong thứ 6 vừa qua xuống mức 1,15USD/euro, mức thấp nhất trong 11 năm qua đã khiến các quốc gia phải xem xét lại vị trí của mình.

Tú Anh (theo Bloomberg)
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến