Android có thể “cán mốc” 3 triệu mã độc
22/10/2014 12:17:06
ANTT.VN –Theo Trend Micro thống kê, có 2 triệu mã độc trên hệ điều hành Android trong quý I năm 2014. Con số này có thể tăng lên 3 triệu vào cuối năm 2014.

Tin liên quan

Trong nghiên cứu của TS.Nguyễn Chí Thành – Chánh văn phòng Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu An toàn thông tin, có trích dẫn số liệu của Trend Micro đã chỉ rõ: thiết bị dị động dùng hệ điều hành Android trở thành đích tấn công lớn nhất. Mã độc trên hệ điều hành Android đạt con số 2 triệu trong quý I năm 2014. Trong khi đó, có tới 18.000 mẫu mã độc hại cho hệ điều hành Android được ghi nhận trong quí II năm 2013. 

Hệ điều hành Android trở thành đích tấn công lớn 

 

Dự báo tính hình an toàn an ninh thông tin năm 2014 của Trend Micro đưa ra Mobile Banking sẽ hứng chịu nhiều cuộc tấn công dạng Man-in-the-Middle  (MitM). Việc điện thoại thông minh - một thiết bị được ưa chuộng dùng trong các giao dịch ngân hàng trực tuyến gia tăng nhanh về số lượng sẽ khiến số các vụ tấn công dạng MitM vào giao dịch trực tuyến gia tăng mạnh. Tội phạm mạng có thể chặn thông tin xác thực bằng các phần mềm độc hại di động như Perkel và Zitmo.  Trong số các hệ điều hành dùng cho smart phones, Android sẽ vẫn là hệ điều hành chiếm thị phần lớn và số lượng các phần mềm độc hại có nguy cơ cao nhằm vào. Số lượng mã độc trên hệ điều hành Android có thể tăng lên đến 3 triệu vào cuối năm 2014.

Dự báo của Trend Micro cũng chỉ ra tội phạm không gian mạng sẽ ngày càng sử dụng nhiều phương thức tấn công có chủ đích như: nghiên cứu mã nguồn mở và lừa đảo tùy biến cao (highly customized sphear phishing), song song với việc tấn công khai thác lỗ hổng tinh vi. Thế giới tội phạm mạng và các kẻ thực thi tấn công mạng thường chia sẻ, trao đổi và mua bán các  “công cụ” của mình. Tấn công có chủ đích được đặc trưng bởi tính “dai dẳng” và “lén lút” – các yếu tố cần thiết để thu thập và lấy trộm thông tin.

Mobile Banking tiềm ẩn nguy cơ không an toàn

Các công cụ của kiểu tấn công có chủ đích như lừa đảo, khai thác lỗ hổng. Song, tội phạm mạng không chỉ khai thác điểm yếu về công nghệ mà còn tập trung khai thác điểm yếu nhất của cả hệ thống, đó là yếu tố con người.

Năm 2013, Facebook đã trở thành con mồi của kiểu tấn công “watering hole”, thủ phạm của nó là một trang web phát triển ứng dụng cho iPhone. Kẻ tấn công làm nhiễm độc một trang web mà nó sẽ thu hút sự chú ý của các đối tượng mà chúng đang nhắm đến.

Sự kiện này cho thấy các kẻ tội phạm mạng không phải dựa vào cách thức tấn công lừa đảo qua mail và tệp đích kèm (mail-and-attachment) truyền thống để phát động thành công các cuộc tấn công mà chúng thu hút các nạn nhân vào trang web bằng các thủ đoạn xã hội thông minh hoặc để làm tổn hại đến các máy tính thông qua khai thác lỗ hổng.

Trong năm 2013, Việt Nam vẫn là điểm nóng về tình hình An toàn, An ninh thông tin (ATANTT). Theo báo cáo của Kasperky Lab, Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới về phát tán thư rác và đứng thứ 6 về số lượng mã độc nhắm đến.

 Cũng theo báo cáo của Kasperky, Việt Nam chia sẻ với Ấn Độ vị trí thứ nhất về số lượng của mạng botnet Rammit (119.439 bot)

Còn theo báo cáo của Microsoft, trong quý  2/2013 tỷ lệ phát hiện mã độc Encount Rate (ER) tại Việt Nam chiếm 36,6%, gấp 2 lần so với tỷ lệ trung bình của thế giới. Số trang web chứa phần mềm độc hại trên 1000 máy chủ chiếm 28,44% (so với mức trung bình của thế giới là 17.67%). Việt Nam vẫn là đích nhắm đến của các đợt tấn công APT.

 

Thu Thủy

 

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến