Tin liên quan
Ngày 1/7, Cơ quan đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody's đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp từ mức Caa2 xuống Caa3 với triển vọng tiêu cực sau khi nước này tuyên bố không thể trả được nợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào hạn chót là ngày 30/6 vừa qua.
Theo Moody's, việc hạ một bậc tín nhiệm của Hy Lạp cho thấy vị trí xếp hạng của Athens chỉ còn cách mức "vỡ nợ" 2 bậc.
Hãng Moody's cho rằng khả năng nước này nhận được sự hỗ trợ trong tương lai trung hạn từ các chủ nợ đã giảm sau khi Athens cũng đã bị hạ một bậc xếp hạng hồi tháng 4 vừa qua xuống Caa2.
Các chuyên gia Moody's hoài nghi khả năng Hy Lạp có thể thực hiện được đầy đủ những cải cách trong lĩnh vực kinh tế và thuế quan nhằm đáp ứng yêu cầu của các chủ nợ để đổi lấy cứu trợ.
Moody's cũng cho rằng việc tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về các kế hoạch khắc khổ tại Hy Lạp dự diến vào ngày 5/7 tới cũng đã gây ra thêm những khó khăn cho nước này trong việc đàm phán với các chủ nợ.
Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) ngày 1/7 đã tuyên bố sẽ chỉ tiếp tục nhóm họp về vấn đề nợ của Hy Lạp sau cuộc trưng cầu ý dân ở nước này vào cuối tuần.
Hãng xếp hạng quốc tế Standard & Poor's (S&P) cũng hạ bậc tín nhiệm dài hạn của nước này từ "CCC" xuống "CCC-"với triển vọng tiêu cực, tiến gần hơn đến nguy cơ "mất khả năng trả nợ".
S&P cho rằng việc Hy Lạp lên kế hoạch tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về những đề xuất trả nợ của các chủ nợ cũng đồng nghĩa Chính quyền Thủ tướng nước này Alexis Tsipras ưu tiên vấn đề chính trị trong nước hơn sự ổn định tài chính và kinh tế cũng, việc thanh toán các khoản nợ thương mại cũng như vấn đề thành viên của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo S&P, việc Chính quyền của ông Tsipras khó có thể đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế về kế hoạch trả nợ là một dấu hiệu cho thấy Athens nhiều khả năng sẽ không thể thanh toán các khoản nợ đúng thời hạn chót 30/6 theo cam kết, trong đó có 1,5 tỷ euro (1,7 tỷ USD) phải trả cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Do đó, hãng này quyết định hạ bậc tín nhiệm của Hy Lạp xuống "CCC-", đồng thời cảnh báo quốc gia châu Âu này sẽ không tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ trong 6 tháng tới và khả năng nước này rời Eurozone là 50% nếu không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ.
Trong khi đó, hãng Fitch cũng hạ mức xếp hạng 4 ngân hàng hàng đầu của Hy Lạp xuống mức "vỡ nợ từng phần" sau khi chính phủ yêu cầu các ngân hàng thương mại đóng cửa trong vòng một tuần và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn.
Chính phủ Hy Lạp hiện đứng trên bờ vực vỡ nợ và đang nỗ lực tìm ra một kế hoạch cải cách được các bên chấp nhận để được giải ngân khoản cứu trợ 7,2 tỷ euro vô cùng cấp thiết cho đất nước cạn kiệt nguồn tiền mặt trước khi gói cứu trợ quốc tế sẽ hết hạn vào cuối tháng 6.
Hồng Anh (Theo Reuters, AFP)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy