Dòng sự kiện:
Bản tin chứng khoán chiều 12/11: “Xanh ruột” nhưng “đỏ vỏ”
12/11/2014 16:58:19
ANTT.VN – Thanh khoản giảm tương đối so với 2 ngày đầu tuần, số mã tăng áp đảo hoàn toàn so với số mã giảm nhưng VN-Index không hề tăng điểm mà ngược lại còn rơi xuống dưới tham chiếu.

Tin liên quan

chứng khoán chiều

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11, VN-Index đứng ở 604,01 điểm, giảm nhẹ 0,22 điểm (-0,04%), khối lượng giao dịch đạt 126,58 triệu đơn vị (thỏa thuận: 2,05 triệu đơn vị), tương ứng giá trị 2.054 tỷ đồng.

Trên toàn sàn có tổng cộng 130 mã tăng giá, 74 mã giảm giá và 80 mã đứng giá.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index chốt ở 91,13 điểm, tăng 1,27 điểm (+1,41%), khối lượng giao dịch đạt 80,48 triệu đơn vị (thỏa thuận: 1,87 triệu đơn vị), tương ứng giá trị 1.174 tỷ đồng.

Trên toàn sàn có tổng cộng 88 mã tăng giá, 40 mã giảm giá, 239 mã đứng giá.

Quan sát trên các con số thống kê, với số lượng nhiều gấp đôi rõ ràng số mã tăng đang chiếm ưu thế tuyệt đối cho với số mã giảm giá. Tuy nhiên, trong khi HNX-Index tăng điểm và đồng một màu xanh lá với đa số các mã niêm yết thì diễn biến trên HSX lại khá “ngược đời” theo kiểu “đỏ vỏ xanh lòng”.

Nguyên nhân giảm điểm của VN-Index có thể hiểu đến từ việc đa số các mã tăng đều lên với một biên độ khá nhỏ nhưng số mã giảm lại mất điểm với một biên độ rất sâu, mà trong đó, lại có rất nhiều “ông lớn”.

Có thể kể đến như GAS, sau khi tăng mạnh 3 điểm (+2,88%) trong phiên hôm qua, cổ phiếu này lại bất ngờ quay đầu giảm 1.000 đồng (-0,93%) xuống đứng ở 106.000đ/cp.

Ngoài ra, sắc đỏ cũng hiện diện  trên hàng loạt các mã cổ phiếu vốn hóa lớn khác như FPT (-500đ), HSG (-1000đ), KDC (-1000đ), MSN (-500đ).

Tính tổng cộng trong nhóm có 7 mã giảm giá, 11 mã đứng giá và có tới 12 mã tăng giá, tuy nhiên trong 12 mã tăng giá thì biên độ tăng cũng rất hạn chế khi mà mã tăng nhiều nhất cũng chỉ 0,4 điểm (ITA), còn tất cả các mã còn lại mức tăng chỉ dao động trong khoảng từ 0,1-0,3 điểm và chủ yếu nhất vẫn là mức tăng tối thiểu 100 đồng.

VNM nếu như buổi sáng vẫn còn là nhôi sao của  rổ khi tăng tới 1000 đồng thì sang phiên chiều cũng bị tụt giá xuống bằng tham chiếu 104.000đ/cp.

Diễn biến của nhóm bất động sản hình như cũng phản ánh đặc trưng của HSX trong ngày hôm nay. Trong nhóm số mã tăng chiếm ưu thế và thậm chí cũng có không ít mã tăng trần như KAC (+700đ), PPI (+900đ), VNI (+200đ), VRC (+300đ). Tuy nhiên chỉ cần nhìn vào biên độ tăng chỉ vài trăm đồng của các mã kịch trần trên cũng có thể hình dung được ra được sự đóng góp rất hạn chế của các mã vào chỉ số chung. Ngược lại, số mã giảm giá chỉ chiếm số lượng nhỏ, nhưng tính tác động của các mã chiếm số lượng nhỏ đấy lại không hề nhỏ chút nào, ví dụ như SDI đã giảm tới 1.800 đồng về đứng ở mức 55.900đ/cp hay TIX cũng giảm 400 đồng xuống mức 22.500đ/cp.

Các cổ phiếu chứng khoán, nhóm vẫn thường đóng vai “ngôi sao” trên HOSE cũng đóng phiên kém tươi dẫu rằng không hề có mã nào “lịm đỏ” mà thậm chí BSI còn tăng trần (+700đ) lên mức 10.800đ/cp) và AGR cũng tăng nhẹ 100đ lên 6.800đ/cp. Tuy nhiên 3 mã lớn trong nhóm lá SSI, HCM, OGC lại phải “ngậm ngùi” dậm chân ở tham chiếu và 2 mã có thanh khoản rất tốt trong thời gian qua là SSI và OGC thì trong phiên hôm nay số lượng giao dịch cũng hạn chế đi khá nhiều với KLKL lần lượt chỉ là 2,37 triệu và 5,01 triệu cổ phiếu.

Khác với HSX, sàn Hà Nội lại đóng phiên tươi tắn khi HNX-Index đã tăng tốt 1,27 điểm (+1,41%).

Đóng góp “đại công” trong ngày vui của HNX vẫn là KLF khi mã đã tăng tới 10% (+1.300đ) lên đứng ở 14.300 đồng. Ngoài KLF, cũng phải kể đến SCR (+400đ, 3,92%) và PVC (+2.300đ, 6,82%).

KLF, SCR, PVC đồng thời cũng là 3 mã có KLGD lớn nhất sàn Hà Nội. Cụ thể, KLF vẫn là tâm điểm thị trường với khối lượng giao dịch “khủng” 20,44 triệu cổ phiếu, trị giá 279,56 tỷ đồng, trong phiên hôm qua khối lượng giao dịch KLF thậm chí còn đạt  kỷ lục 37,8 triệu cp, cao nhất từ khi chào sàn. Mã xếp thứ 2 trong top là SCR cũng đã có tới 8,31 triệu cp được giao dịch đạt giá trị 86,85 tỷ đồng, mã xếp thứ 3 là PVC tuy chỉ có KLGD là 4 triệu cp nhưng GTGD lại đạt ới 139,34 tỷ đồng.

Trong một ngày mà thanh khoản bị sụt giảm khá sâu so với 2 phiên đầu tuần, top 5 mã chứng khoán có KLGD cao nhất vẫn là những gương mặt quen thuộc. Như thường lệ, vị trí dẫn đầu tiếp tục thuộc về FLC với 17,43 triệu cp, kế đến là ITA (11,08 triệu cp), VHG (5,43 triệu cp), OGC (5,01 triệu cp) và KBC(4,54 triệu cp).

FLC đồng thời cũng mã có giá trị giao dịch cao nhất với 512,6 tỷ đồng. Kế đến là KBC với giá trị giao dịch 116,7 tỷ đồng.

Trong phiên hôm nay, khối các nhà đầu tư nước ngoài khá “im hơi lặng tiếng”. Khối này chỉ thực hiện mua vào 3,35 triệu cổ phiếu, trị giá 78,2 tỷ đồng; đồng thời cũng thực hiện bán ra 2,16 triệu cổ phiếu, trị giá 98 tỷ đồng. Tính chung, khối ngoại đã mua ròng 1,19 triệu cổ phiếu trong phiên nhưng lại thu về 19,7 tỷ đồng do giá trị mua thấp hơn giá trị bán

N.G

 

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến