Dòng sự kiện:
Bê bối VW “bóc trần” quan hệ khăng khít giữa Đức và ngành công nghiệp xe hơi
30/09/2015 18:40:19
ANTT.VN - Vẫn luôn luôn tồn tại ở đó một hằng số về tầm ảnh hưởng của công nghiệp ô tô với các chính sách của Berlin.

Tin liên quan

Bà Angela Merkel đã sớm học được trong sự nghiệp chính trị của mình rằng việc tham gia vào ngành công nghiệp xe hơi Đức chứa rất nhiều rủi ro.

Đó là vào mùa xuân năm 1995, khi bà được bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng Môi trường. Lúc đó bà đã cố gắng thuyết phục các đồng nghiệp của mình đề ra một bộ luật mới nhằm hạn chế khói bụi xả ra môi trường, luật này bao gồm việc giới hạn tốc độ nghiêm ngặt hơn khi lái xe và cấm lái xe vào mùa hè.

Nhưng ông Matthias Wissman, lúc đấy là Bộ trưởng Giao thông cùng với mối quan hệ thân thiết trong ngành công nghiệp xe hơi, đã phản đối bộ luật này. Ông đặt câu hỏi liệu rằng các biện pháp của bà Merkel có thể cắt giảm được mức độ ô nhiễm môi trường một cách triệt để hay không? Và đồng thời tuyên bố sẽ nỗ lực chống lại bất kì lệnh cấm về tốc độ nào áp đặt lên ngành ô tô.

Lập luận của ông Wissmann cuối cùng đã thắng thế hoàn toàn, và đã làm cho bà Merkel phải rơi nước mắt, theo Gerd Langguth, Giáo sư khoa học chính trị đồng thời là người viết tiểu sử của bà Merkel vào năm 2010 ghi lại.

Đối với một vị bộ trưởng trẻ đầy tham vọng đến từ miền đông nước Đức, đây là một bài học về cách làm chính trị tại đất nước này.

Đã có rất nhiều thay đổi trong những năm qua. Bà Merkel hiện giờ đã giữ chức Thủ tướng Đức trong nhiệm kỳ thứ ba của mình, còn ông Wissmann trở thành Chủ tịch Hiệp hội ngành ô tô Đức (VDA), một hiệp hội có ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất ô tô của Đức.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (thứ hai từ trái qua) và ông Matthias Wissman (thứ ba từ trái qua) trong một sự kiện ở Frankfurt, Đức (Ảnh: Reuters)

Và vẫn luôn luôn tồn tại ở đó một hằng số về tầm ảnh hưởng của công nghiệp ô tô với chính trị Đức. Và tâm điểm của chú ý bây giờ chính là khi Volkswagen – nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức bị cuốn vào một vụ bê bối cái mà đã buộc vị CEO lâu năm của hãng, ông Martin Winterkom, phải từ chức và thổi bay hàng tỷ euro giá trị vốn hóa thị trường cố phiếu của VW.

Không có bằng chứng gì cho thấy giới chức Đức biết trước về việc VW có những gian lận trong kiểm tra khí thải động cơ diesel của hãng. Và bà Merkel cùng các các bộ trưởng đã bày tỏ sự ngạc nhiên và nổi giận trước thông tin này, đồng thời đôn đốc, yêu cầu VW xử lý vụ việc một cách nhanh chóng.

Nhưng các nhà chức trách của Đức và một số nơi khác ở châu Âu có thể đã biết trước được, trong nhiều năm qua, có một khoảng cách ngày càng lớn giữa các chỉ số khí thải đo được trong phòng thí nghiệm và thực tế bên ngoài.

Tuy nhiên, theo các nhà phê bình, Berlin đã nỗ lực rất nhiều để bảo vệ ngành sản xuất ô tô của họ khỏi các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, khỏi cuộc đụng độ với các đối tác châu Âu hai năm về trước, và khỏi các mục tiêu khí thải khắt khe hơn. Cũng như việc bà Merkel đã  giữ vững lập trường để bảo vệ vấn đề việc làm trong lĩnh vực này.

Một số người cho rằng vụ bê bối của VW có thể là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong khi các công ty ô tô Đức trước nay đang được phép (trong một mức độ nào đó) làm theo những gì họ muốn mà không có sự giám sát hay lo sợ nào về các hình phạt của Berlin.

Volkswagen đã trở thành một rủi ro lớn đối với kinh tế Đức, lớn hơn cả cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp (Ảnh: Getty Images)

Có nhiều lý do chính đáng cho việc Berlin luôn hỗ trợ cho các công ty xe hơi của mình. Một ngành công nghiệp đã giải quyết được hơn 750.000 việc làm ở Đức, là “con đẻ” của sức mạnh kỹ thuật nước này đồng thời gây ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế khác.

Trong năm 2014, 3 nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức là Volkswagen,  Daimler và BMW  tạo nên doanh thu là 413 tỷ Euro, lớn hơn nhiều so với ngân sách liên bang Đức (dưới 300 tỷ Euro). Điều này đã tạo nên một mối quan hệ mật thiết giữa ngành công nghiệp ô tô và nước Đức.

Nhà kinh tế trưởng của ING Carsten Brzeski từng chia sẻ với hãng thông tấn Reuter :“Sự việc diễn ra quá bất ngờ, Volkswagen đã trở thành một rủi ro lớn đối với kinh tế Đức, lớn hơn cả cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp”. Đồng thời ông nói thêm: “Nếu doanh số bán hàng của Volkswagen giảm sút mạnh ở Bắc Mỹ trong những tháng tới, điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến nội bộ công ty, mà còn tác động đến cả nền kinh tế Đức”.

Tuy nhiên, cũng nhiều người cho rằng không nên phóng đại sự tác động của vấn đề này đến nền kinh tế. Nhà kinh tế trưởng của Commerzbank ông Joerg Kraemer nói với Reuters: “Tôi không nghĩ rằng ngành công nghiệp ô tô của Đức có thể bao hàm cả nền công nghiệp” và “sẽ không có một cuộc suy thoái xảy ra chỉ vì bê bối của chỉ một công ty duy nhất”.

Bà Christina Deckwirth đến từ hãng phân tích Lobby Control ở Berlin chia sẻ, “Vụ bê bối của VW là phát súng cảnh báo đến các chính trị gia”, “Nó cho thấy rằng các chính trị gia cần dành ít thời gian hơn để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô và nhiều thời gian hơn cho việc giám sát nó.”

Phương Phương - Theo Reuters

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến