Sự thiếu hụt về nguồn nguyên vật liệu, chuyên gia nước ngoài cùng sự thiếu hụt nguồn lao động tại chỗ đang làm chậm quá trình phục hồi của các doanh nghiệp Bình Dương.
Vì vậy, UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ kịp thời cho địa phương để Bình Dương có đủ nguồn lực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và tiếp tực thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội những tháng cuối năm.
Tính đến hết tháng 8/2021, ước thu ngân sách địa phương 8 tháng của Bình Dương đạt 44.900 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ; chi cân đối ngân sách đạt 8.500 tỷ đồng, bằng 99% cùng kỳ.
Tỉnh đã thực hiện cắt giảm, tiết kiệm tối đa chi thường xuyên năm 2021 để bổ sung dự phòng, tập trung cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 cũng như đảm bảo an sinh xã hội đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tính đến ngày 26/8/2021, Bình Dương đã chi cho hơn 2,15 triệu lượt trường hợp, với số tiền là 1.127 tỷ đồng.
Trong năm 2022, Bình Dương dự kiến tổng thu ngân sách tăng 4% so với năm 2021, trong khi chi ngân sách bằng 97% so với ước thực hiện năm 2021 (trong đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 39% tổng chi ngân sách nhà nước).
Riêng đối với phần mất cân đối giữa nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng và dự kiến nhu cầu chi của địa phương 5.316 tỷ đồng, UBND tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, hỗ trợ cho địa phương bằng nguồn vốn phân cấp cho tỉnh.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh, do dịch bệnh Covid-19 được dự báo diễn biến khó lường, sức chống chịu của người dân và doanh nghiệp giảm sâu sau giai đoạn dài thực hiện giãn cách xã hội.
“Mặc dù tỉnh đã huy động tất cả các nguồn lực, nhưng thời gian dịch bệnh kéo dài và giãn cách xã hội nên nguồn lực ngân sách đang rất rất khó khăn”, ông Minh cho biết
Sự thiếu hụt về nguồn nguyên vật liệu, chuyên gia, công nhân kỹ thuật nước ngoài chưa trở lại Việt Nam cùng sự thiếu hụt nguồn lao động tại chỗ đã và đang làm chậm quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ sở giáo dục tư nhân, lĩnh vực vận tải, dịch vụ lưu trú, du lịch lữ hành, vui chơi giải trí và một số lĩnh vực khác phải tạm dừng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội nên việc thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phát triển dịch vụ cũng khó thực hiện được.
Trong khi đó, hiện nay tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Do đó ảnh hưởng đến khả năng thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2021 và dự báo, xây dựng dự toán cho năm 2022.
Ngoài ra, Bình Dương là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nền kinh tế khá phát triển và đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương về số thu.
Khi tách một số huyện để hình thành địa giới hành chính như hiện nay (từ 4 huyện, thị xã năm 1999 đến nay tỉnh có 9 huyện, thị xã, thành phố) nhưng biên chế của tỉnh không được bố trí tăng lên.
“Thực trạng hoạt động quản lý hành chính với đội ngũ biên chế hiện nay là quá tải, ngoài ra với việc thực hiện các chính sách tinh giản biên chế, hiện tỉnh đang thiếu nhân sự rất trầm trọng, không thể đảm đương nổi khối lượng công việc theo yêu cầu”, UBND tỉnh Bình Dương cho biết.
Tác giả: Khánh Vy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy