Tin liên quan
Việt Nam kỳ vọng lượng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ đạt mức kỷ lục mới trong năm nay sau khi Chính phủ nới lỏng các quy định về điều kiện kinh doanh, thu hút thêm các nhà đầu tư đang tìm cách hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân trong năm nay sẽ đạt khoảng 14 tỷ USD, tăng 1,5 tỷ so với năm ngoái - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết trong một cuộc phỏng vấn bên lề một hội nghị diễn ra tại Hà Nội vào thứ 7 (05/12) vừa qua. Vốn FDI cam kết cũng được dự báo sẽ vượt qua con số 21,9 tỷ USD của năm 2014.
Theo WB, TPP sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc cắt giảm thuế quan trên một loạt các sản phẩm bao gồm quần áo, giày dép, thủy sản (Ảnh: Internet)
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Bloomberg, Bộ trưởng Vinh cho biết: Môi trường đầu tư được cải thiện cùng với các chuyển biến trên thị trường thế giới bao gồm cả các hiệp định thương mại đang giúp thu hút các công ty dịch chuyển nhiều hơn từ Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực sang Việt Nam.
Sự gia tăng luồng vốn FDI vào Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đầu tư nước ngoài vào một số quốc gia láng giềng như Philippines đang sụt giảm, cho thấy Việt Nam ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại.
Việt Nam được xem là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong 12 quốc gia thành viên của TPP. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), TPP sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc cắt giảm thuế quan trên một loạt các sản phẩm bao gồm quần áo, giày dép, thủy sản.
“Dòng vốn thông qua FDI rất quan trọng đối với Việt Nam khi mà nền kinh tế này đang gia tăng nhập khẩu cho quá trình công nghiệp hóa” – Trinh Nguyễn, nhà kinh tế học cao cấp về thị trường mới nổi khu vực châu Á thuộc Ngân hàng Natixis SA nhận định. “Đây là một cách bền vững hơn rất nhiều để tiếp cận với các nguồn vốn cho đầu tư, chính là điều mà Việt Nam đang cần trong giai đoạn phát triển này”.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đang dự báo Việt Nam sẽ có có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất trong số 6 quốc gia lớn ở khu vực Đông Nam Á trong năm nay.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự kiến sẽ cao hơn vào nửa cuối năm do đà tăng của sản xuất hướng vào xuất khẩu, chi tiêu của khu vực tư nhân, và FDI, theo ADB. TPP có thể giúp gia tăng tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam khoảng 8% và thúc đẩy xuất khẩu đến 17% trong vòng 20 năm tới, WB cho biết trong một báo cáo công bố vào tuần trước.
Phương Phương - Theo Bloomberg
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy