Dòng sự kiện:
Ôm mộng làm giàu, cả làng nuôi rắn hổ mang
17/05/2015 11:30:46
ANTT.VN - Nuôi rắn hổ mang - một nghề được coi là sống chung với “tử thần” nhưng nó đã mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho người dân tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tin liên quan

“Ở đây có đến 80 % các hộ dân nuôi rắn. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ như nhà tôi thì bình quân 1 năm trừ hết chi phí cũng thu về từ 100 đến 200 triệu đồng. Còn những hộ chăn nuôi lớn, chuyên nghiệp thì phải thu về hàng tỷ đồng mỗi năm” - Ông Chu Xuân Tăng (khu 4, xã Vĩnh Tường) một người dân nuôi rắn nhỏ ở đây cho biết.

Rắn hổ mang thương phẩm là đặc sản, có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để chế biến món ăn, ngâm rượu bồi bổ sức khỏe nên thị trường tiêu thụ rất thuận lợi. Nhiều thương lái đến đặt mua tại gia đình.  Rắn hổ mang ở đây đã xuất hiện ở nhiều nơi và xuất khẩu sang cả Trung Quốc. Hiện nay, Ông  Tăng có hơn 1000 con rắn, trong đó hơn 500 con rắn sinh sản, một lứa được khoảng 1200 trứng. Ông cho ấp hết rồi để lại nuôi từ 500 – 600 con. Còn lại bán con giống cho bà con không ấp nở được. Nếu bán ngay lúc bé thì được 100 nghìn một con, còn nuôi khoảng 1 năm sau rắn được khoảng 500 – 600 nghìn một con giống.

 Một “ông hổ” đang trong tư thế tấn công khi thấy tiếng động

Một con rắn trưởng thành có thể được khoảng 3kg.Trung bình 6 tháng thì được xuất 1 lứa. Giá bán tùy thuộc vào từng loại rắn và từng thời điểm. Thời kì cao điểm được 1 triệu/ 1kg rắn, bình thường đạt từ 500 – 600 nghìn/ 1kg

Nói về sự vất vả của cái nghề sống chung với “tử thần” này ông Tăng chia sẻ: “Rắn hổ mang là loài hung giữ và độc, nếu không cẩn thận thì người nuôi cũng bị nó cắn, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, trước khi nuôi chúng tôi phải tìm hiểu đặc tính của nó nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả lớn. Đây là loài hoang dã nên vốn rất khỏe, ít khi mắc dịch bệnh.

Khâu chuẩn bị thức ăn cho rắn cũng phải tỉ mỉ, chọn lựa cẩn thận. Thức ăn chính của chúng là cóc, vịt con, gà con

Vào mùa đông thì rắn nghỉ đông 4 tháng, không phải cho ăn. Còn các mùa khác  thì 4, 5 ngày cho ăn một bữa

Ông Tăng cho biết thêm, yếu tố quan trọng trong nuôi rắn là phải đảm bảo độ ẩm phù hợp cho rắn sống và sinh sản tốt. Về chuồng trại, phải xây kiên cố bằng gạch, chia thành từng ô, diện mỗi ô sâu khoảng 0,6m, cao và rộng khoảng 0,3m, cửa ra vào ở mặt trước chuồng và có khoá cẩn thận. Đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông vì rắn là loài máu lạnh. Trời nắng nóng thì phun nước tắm rửa cho rắn, trời lạnh và ẩm không cần tắm, chỉ vệ sinh khô, mùa đông cần che chắn xung quanh chuồng.

 Chuồng nuôi rắn vào mùa hè. Diện tích mỗi chuồng sâu khoảng 0,6m, cao và rộng khoảng 0,3m. Đảm bảo khô ráo và thoáng mát. Khu chuồng trệt nuôi rắn ngủ đông của nhà Ông Tăng, ngoài việc che chắn kín thì ông còn phủ them trên một lớp chăn bông

Khu lò sưởi nuôi rắn con vào mùa đông của nhà anh Hạ Văn Phước (xóm 4, xã Vĩnh Sơn). “Vào Mùa đông rắn nghỉ đông không ăn, nếu muốn rắn ăn thì phải có hệ thống lò sưởi như thế này. Mỗi ô này nuôi được khoảng 100 con rắn con” – Anh Phước cho biết

 Ngoài ra, để chủ động về nguồn thức ăn, anh Phước phải đầu tư kho lạnh rồi thu mua gà con,, vịt con từ các trang trại lớn. Mỗi năm lò này dự trữ được khoảng 15 tấn thức ăn phục vụ nuôi rắn khi vào vụ

Ngoài việc nuôi rắn, người dân nơi đây còn làm thành rất nhiều sản phẩm có giá trị cao từ rắn. Có rất nhiều loại như rượu rắn Vĩnh Sơn nổi tiếng, cao rắn, thực phẩm chức năng viên nang… Các sản phẩm của làng rắn Vĩnh Sơn không chỉ được người dân trong nước biết đến mà đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Một lọ viên nang 30 viên nang có tác dụng chữa đau khớp, đau lung, xương cốt…với giá 150.000 đồng/lọ. Hay cao rắn tại Vĩnh Sơn được bán với giá 500.000 đồng/lạng.

Con rắn đã mang đến diện mạo mới cho khu làng nghề truyền thống này với hiệu quả kinh tế cao. Xong đằng sau nó cũng ẩn chứa nhiều mối đe dọa cho tính mạng của con người.

Linh Anh

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến