Các đại gia thung lũng Silicon thi nhau trốn thuế
06/03/2015 12:33:03
ANTT.VN - Gần 2.100 tỷ USD lợi nhuận của các công ty Mỹ được cất giấu tinh vi ở nước ngoài nhằm tránh mức thuế cắt cổ trong nước. Trong số đó lợi nhuận các công ty công nghệ lừng danh của thung lũng Silicon chiếm 20%.

Tin liên quan

Tám trong số các công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ đã đóng góp thêm 69 tỉ USD vào lợi nhuận tại nước ngoài, thậm chí cả một số tập đoàn các ngành công nghiệp khác cảm thấy áp lực khi phải mang số tiền khổng lồ trên trở về nước.

Một cửa hàng của Apple tại Trung Quốc (ảnh: Bloomberg)

Microsoft, Apple, Google và 5 hãng công nghệ lớn khác mỗi năm tạo ra hơn 20% của 2,1 nghìn tỉ USD lợi nhuận các công ty Mỹ tạo ra ở nước ngoài, theo một tài liệu mật về 304 tập đoàn Mỹ. Tổng số tiền những công ty này tạo ra tại khu vực ngoài nước Mỹ tăng 8% so với năm ngoái.

Các công ty Mỹ vẫn muốn cất giữ lợi nhuận ở nước ngoài, đặc biệt ở các quốc gia có mức thuế thấp hơn. Tổng Thống Barack Obama và các nhà quản lý đã “để mắt” tới khoản tiền khổng lồ này như một cơ hội để khai thác nguồn vốn cho các chương trình chi tiêu và điều chỉnh lại bộ luật thuế.

Công ty điện tử General Electric Co. đứng đầu dánh sách trong 5 năm liên tiếp với khoản lợi nhuận ở nước ngoài lên tới 119 tỷ USD, tăng 9% so với cuối năm 2013 và 27% so với năm 2010. Bốn công ty còn lại trọng top 5 bao gồm Microsoft với 93 tỷ USD, Pfizer với 74 tỷ USD, Apple 70 tỷ USD và IBM 61 tỷ USD.

Nếu chỉ 7 công ty bao gồm Microsoft, Apple, Oracle, Citigroup, JPMorgan, Goldman Sachs và Bank of America, chuyển lợi nhuận ở nước ngoài về Mỹ, nghĩa vụ thuế mà các công ty này phải nộp ước tính lên tới 90 tỷ USD, đủ cho ngân sách hoạt động của một vài cơ quan trong bộ máy của chính phủ trong vòng 1 năm.

Các chuyên gia cho rằng những công ty CNTT  và dược phẩm đặc biệt có thể linh hoạt trong việc công bố các kết quả lợi nhuận. Lý do là lợi nhuận từ những tài sản trí tuệ dễ dàng để chuyển đổi khu vực báo cáo tài chính. Ví dụ như bằng sáng chế có thể dễ dàng được ghi nhận là tài sản tại một quốc gia khác ngoài Mỹ và tích lũy thu nhập tại đó.

Các công ty có mặt hàng là những bằng sở hữu trí tuệ - nhãn hiệu, biểu tượng hoặc bằng sáng chế - có lợi thế hơn các công ty công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp tài chính  dựa vào việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, cho biết Jennifer Blouin, một giáo sư toán học tại Đại học Pennsylvania Wharton của Trường. "Bạn không thể di chuyển một giàn khoan dầu ra khỏi khu vực pháp lý nhất định", bà nói. "Bạn không thể thay đổi thu nhập dịch vụ mà không cần di chuyển người dân."

Dù lý do là gì chăng nữa, những khoản lợi nhuận thuế từ thu nhập khu vực nước ngoài đang trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà pháp lý Mỹ, những người đang phải tìm các kênh vốn đổ vào dự án đường bộ và nỗ lực cải cách hệ thống thuế vụ Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, các tập đoàn trên cho rằng họ sẽ không đưa số tiền khổng lồ trên về Mỹ, và cũng chưa khẳng định rằng họ sẽ nộp thuế cho số lợi nhuận trên cho đến khi Quốc Hội dành cho họ ưu đãi nào đó.

Các công ty còn nợ thuế tại Mỹ  với tỷ lệ thuế doanh nghiệp là 35% trên lợi nhuận mà họ kiếm được trên toàn thế giới. Họ có được các khoản tín dụng thuế để thanh toán cho các chính phủ nước ngoài và không phải nộp thuế cho Mỹ cho đến khi họ mang tiền về nước.

Tổng thống Obama và thành viên đảng Cộng hòa tham gia ủy ban về thuế cho biết họ sẽ không lặp lại điều luật năm 2004 cho phép các công ty tự nguyện gửi lợi nhuận về Mỹ với mức thuế thấp 5,25%

Thay vào đó, ông Obama đã đưa ra đề xuất 14% thuế bắt buộc cho những  khoản lợi nhuận dự trữ và 19% tối thiểu dành cho các khoản lợi nhuận nước ngoài.

Thực hiện chính sách này trong trong 6 năm có thể tăng thêm 268 tỉ USD cho quốc khố Mỹ, đủ cho một cuộc cải cách cơ sở hạ tầng lớn. Chính sách này vẫn đang trong tiến trình bàn luận tại Quốc hội Mỹ.
 

Tú Anh (theo Bloomberg)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến