Châu Á tìm kiếm công cụ giữ vững tăng trưởng
29/11/2015 15:51:28
Ngân hàng trung ương châu Á cho biết việc mở rộng các “công cụ chính sách” - “policy instruments” và phối hợp chặt chẽ là vô cùng cần thiết để xây dựng hàng rào phòng thủ chống thách thức ngày càng ra tăng đối với sự tăng trưởng và ổn định tài chính trong khu vực.

Tin liên quan

Các ngân hàng trung ương cũng phải duy trì cảnh giác và tăng cường nội lực nền kinh tế trong nước của họ trong bối cảnh các điều kiện kinh tế toàn cầu thay đổi liên tục, thống đốc của các ngân hàng trung ương Đông Nam Á, nhóm được gọi là SEACEN- South East Asian Central Banks, cho biết trong một tuyên bố sau cuộc họp kéo dài ba ngày tại Manila đã kết thúc hôm thứ Sáu.

"Sự chuyển dịch các điều kiện kinh tế toàn cầu đã làm gia tăng bất ổn cho nền kinh tế SEACEN, đặc biệt là ở hai khía cạnh - tăng trưởng và ổn định tài chính", họ nói. "Nhu cầu cấp thiết hiện này là duy trì cảnh giác bằng cách xác định rõ rủi ro đồng thời kiểm soát nó cùng với những tổn thất tiềm ẩn" để tăng khả năng phục hồi của các nền kinh tế, báo cáo cho biết.

Rủi ro đối với sự phát triển và ổn định của nền kinh tế SEACEN có thể lây lan thông qua thương mại, ngoại hối, lãi suất và các dòng vốn, họ cho biết.

Tăng trưởng chậm

Các thống đốc lưu ý rằng tăng trưởng ở một số quốc gia đang phát triển đã chậm lại khi các nền kinh tế phát triển phục hồi, trong khi nguồn cung dầu toàn cầu ổn định cùng với nhu cầu yếu đã dẫn đến giá cả hàng hóa giảm khiến triển vọng tăng trưởng ở các nước xuất khẩu hàng hóa khá mờ mịt.

Một lợi thế tất yếu trong việc tăng lãi suất của Mỹ dự kiến sẽ thay đổi điều kiện tài chính trong nền kinh tế của thị trường mới nổi, nhóm cho biết.

Các thống đốc cho biết thêm nhu cầu cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế là rất cấp thiết và nhấn mạnh vai trò của các tổ chức tài chính toàn cầu trong việc giải quyết các vấn đề và những thách thức mới.

" Củng cố khả năng phục hồi cũng sẽ kéo theo việc mở rộng và phối hợp chặt chẽ của các công cụ chính sách để giải quyết nhiều mục tiêu ổn định tài chính và thúc đẩy sự ổn định kinh tế vĩ mô để giúp duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ", họ nói.

Châu Á vẫn là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Châu Á sẽ tăng trưởng khoảng 5.4 % trong năm 2015 và năm 2016 do thu nhập khả dụng của khu vực tăng và thị trường lao động trở lại hoạt động mạnh mẽ, IMF cho biết. Ngược lại, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3.1 % và 3,6 % trong năm nay và năm tới, nó nói.

Nhóm SEACEN 20 ngân hàng trung ương và cơ quan tiền tệ gồm có  Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Fiji, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Thuý Anh- Theo Bloomberg

 

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến