Chỉ số giá Trung Quốc giảm thấp nhất trong 6 năm
09/08/2015 16:31:38
Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc giảm trong tháng Bảy xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, Thủ tướng Lý Khắc Cường nêu rõ phải có biện pháp để hỗ trợ tăng trưởng trong bài phát biểu mới nhất của mình.

Tin liên quan

Ảnh minh hoạ

 

Chỉ số sản xuất giá của nước này đã giảm 5.4 %/năm  trong tháng trước, theo Cục Thống kê quốc gia. Sự sụt giảm đã vượt quá con số ước tính trung bình là 5 %, và dự báo xu hướng này sẽ vẫn tiếp diễn trong thời gian tới và đạt kỉ lục 41 tháng giảm liên tiếp. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1.6 % so với cùng kỳ năm trước do sự đột biến trong giá thịt lợn đã phần nào bù đắp tăng trưởng chậm chạp cho chi phí của các mặt hàng phi thực phẩm.
Sự sụt giảm chỉ số giá sản xuất chứng tỏ các ngành công nghiệp của Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng nhu cầu yếu ở cả trong và ngoài nước. Đi ngược với xu hướng này, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đặt trọng tâm chính vào việc nỗ lực cố gắng để đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm khoảng 7 %. Các ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất bốn lần kể từ tháng Mười trong một nỗ lực để giảm nhẹ tình trạng nhu cầu giảm quá nhanh.
" chính phủ đặt trọng tâm vào chỉ số  PPI," Zhou Hao, một nhà kinh tế tại Commerzbank AG Singapore cho biết. "Mục tiêu năm nay là duy trì tăng trưởng, do đó chính sách sẽ tiếp tục đưa ra để kích thích nhu cầu."
 Giá dầu thô niêm yết tại các nhà máy lọc dầu và khí thiên nhiên giảm 34.6 %, bên cạnh đó giá các mặt hàng sắtvà  kim loại cũng đồng loạt giảm 20.1%, theo NBS. Trong khi đó, tuy giá tiêu dùng của các sản phẩm phi lương thực tăng 1.1 % so với năm trước,nhưng nó vẫn giảm so với con số 1.2 phần trăm trong tháng Sáu.
"Chỉ số lạm phát phi lương thực và giá cả sản xuất giảm phản ánh giá cả hàng hóa đang giảm nhiệt kết hợp với sự dư thừa công suất công nghiệp và nhu cầu yếu," chuyên viên phân tích kinh tế Fielding Chen đã viết trong một phân tích. "Rủi ro nằm ở chỗ những vòng phản hồi tiêu cực liên tục lặp lại trong khi giá thấp đẩy chi phí vay vốn tăng, đầu tư của các công ty trử lên ế  ẩm và làm hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng."
Chỉ số giá tiêu dùng chung tăng  chủ yếu do được thúc đẩy bởi một cuộc khủng hoảng nguồn cung trong thịt lợn. Giá thịt – loại thực chính trên bàn ăn của Trung Quốc và là một phần quan trọng trong rổ tính CPI - tăng 16.7 % trong tháng Bảy so với một năm trước đó, theo tuyên bố của cục quản lý tiêu dùng Trung Quốc.
Bên cạnh đó, tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) vừa mới công bố báo cáo cho thấy, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới đang ở mức thấp nhất trong 6 năm qua.
Cụ thể, trong tháng 7 vừa qua, giá lương thực , thực phẩm trên toàn thế giới đã giảm tới gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức thấp kỉ lục kể từ giữa năm 2009.
Nguyên nhân chủ yếu do mức tiêu thụ ở Trung Quốc cũng như các nước ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi giảm, trong khi năng lực sản xuất các mặt hàng này lại tăng mạnh tại hầu hết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Theo FAO, trong các loại ngũ cốc, giá gạo vẫn tiếp tục đà đi xuống nhờ các nước sản xuất lúa gạo chính được mùa, trong khi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tiếp tục xu hướng giảm.
Thuý Anh Bloomberg)
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến