Chính sách tiền tệ: Khủng hoảng niềm tin
23/09/2015 10:21:37
ANTT.VN - Bức tranh vĩ mô ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu cho thấy rằng sẽ còn rất lâu nữa, thế giới mới thoát ra khỏi bóng ma khủng hoảng 2008. Đấy là trong trường hợp sẽ không có một cuộc khủng hoảng nào xảy đến nữa.

Tin liên quan

Chứng khoán châu Âu tiếp tục đi xuống hôm qua với chỉ số Dax của Đức giảm 378 điểm, tương đương 3,77%. Trong tức thời, đây có thể coi là hệ quả của chiều đi xuống trong giá cả hàng hóa cơ bản, tuy nhiên về lâu dài, tác động lớn nhất có thể đến từ châu Á - đầu tàu của nền kinh tế thế giới kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giảm dự báo tăng trưởng khu vực này trong năm nay xuống 0,5% còn 5,8%. Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc chỉ ở mức 7%, thấp nhất trong 25 năm qua.

Nền kinh tế thế giới đã tăng trưởng chậm lại và yếu đi trong nửa năm qua một phần do những chính sách tiền tệ có phần ngập ngừng của các nhà cầm quyền. Tin tốt cũng như tin xấu được đối xử như nhau, dẫn tới các ngân hàng trung ương liên tục cân nhắc hạ thấp lãi suất và bổ sung những gói “Nới lỏng định lượng (QE)”.

FED tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp trung tuần tháng 9 vừa rồi.

Giới lãnh đạo dường như đã không kiểm soát tốt được tình hình. Việc Trung Quốc phá giá NDT có thể không phải là một biến cố quá lớn, tuy nhiên những lo ngại xung quanh nó cùng nền kinh tế đang xuống dốc của Bắc Kinh đã tạo ra một sự hỗn loạn trên toàn cầu.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cũng không giúp cải thiện tình hình qua việc giữ nguyên lãi suất trong 9 năm liên tục. Vấn đề đáng lưu tâm ở đây không phải là FED thất bại trong việc tăng lãi suất, mà là lý do tổ chức này đưa ra: tình hình nền kinh tế toán cầu đang diễn biến phức tạp.

Nhiều vấn đề cùng tới một lúc.

Đầu tiên là việc các gói nới lỏng định lượng QE cùng kết thúc tại cả Mỹ và Anh, trong bối cảnh giới chức cả 2 nước này đang cân nhắc về việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Nếu điều này xảy ra, nó đánh dấu lần đâu tiên kể từ năm 2009 khi mà tất cả các ngân hàng trung ương đều đồng loạt thắt chặt thị trường tài chính.

Dĩ nhiên, không thể không tính tới việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Nhật Bản sẽ tiếp tục tung ra những gói kích thích mới nhằm tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên đáng chú ý hơn cả là việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc đã và đang bán dự trữ ngoại hối nhằm bảo vệ đồng nội tệ của nó. Đây về bản chất cũng là một dạng thắt chặt tiền tệ.

Các gói nới lỏng định lượng QE không chỉ giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp, mà còn giúp giảm tính biến động của thị trường. Và trong bối cảnh mà các gói QE đang dần đi tới giới hạn, các nhà đầu tư một lần nữa dấy lên lo ngại trước tính mong manh của nền kinh tế thế giới.

Trung Quốc đã bơm ra hơn 400 tỷ USD nhằm cứu đồng NDT.

Sự tập trung và tính hiệu quả trong hoạch định chính sách tiền tệ của giới cầm quyền cũng đang bị đặt dấu hỏi. Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) dường như đang mắc kẹt với cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ nhất trong lịch sử tổ chức này. Trong khi ở phía bên kia bán cầu, người Mỹ đang dành những sự quan tâm lớn hơn cho việc ai sẽ là người kế nhiệm tổng tống Obama.

Vấn đề thứ hai thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Sau năm 2008, giới đầu tư đã tin rằng chỉ có những thị trường mới nổi mới có thể kéo cả thế giới ra khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ Đại suy thoái 1929-1930s. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, niềm tin của họ đang bị lung lay dữ dội.

Nền kinh tế đang chập choạng của Trung Quốc hay sự suy thoái của Brazil đều cho thấy tính dễ tổn thương của các quốc gia mới nổi. Trong khi đó, kinh tế Mỹ có thể đang ấm lên, tuy nhiên chính sự hồi phục này bản thân nó cũng không mang tính chắc chắn.

Tăng trưởng ở mức thấp, lạm phát ở Mỹ cũng đã rớt xuống mức kỷ lục. Trong năm 2011 và 2013, lạm phát của Mỹ giao động quanh mức được cho là bình thường: 3%, trong khi bây giờ chỉ số này đang ở dưới xa ngưỡng 2%.

Bức tranh vĩ mô ảm đạm này có thể cho thấy rằng sẽ còn rất lâu nữa, nền kinh tế thế giới mới thoát ra khỏi bóng ma khủng hoảng 2008. Đấy là trong trường hợp sẽ không có một cuộc khủng hoảng nào xảy đến nữa.

Nghi Điền (Theo Economist)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến