Tin liên quan
Sau khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) quyết định giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục của nước này khỏi sự tăng lên lần đầu tiên sau gần một thập kỷ do lo ngại động thái trên có thể khiến nền kinh tế thế giới bị suy yếu. Người đồng cấp của bà, ông Mario Draghi - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu - có thể đưa ra một vài gợi ý về sự cần thiết của việc mở rộng một chương trình kích thích trong khu vực đồng euro.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi (Ảnh: Bloomberg)
Ông Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các thành viên của Hội đồng Quản Trị ECB sẽ có những phát biểu chính thức trong tuần này về vấn đề trên, cùng với những số liệu được cung cấp sẽ cho biết liệu khối đồng tiền chung châu Âu có chống đỡ nổi các nguy cơ đang rình rập hay không.
Tương tự như Mỹ, khu vực eurozone đang bị mắc kẹt với lạm phát thấp kéo dài. Không giống như bà Yellen, ông Draghi có thể vẫn chưa cần dựa vào nhu cầu trong liên minh để nâng giá. Mặc dù sự trì hoãn của FED khiến cho đồng euro trở nên mạnh hơn, hoặc có thể do những ảnh hưởng kéo theo từ phía các thị trường mới nổi, các nhà kinh tế xem tình huống này có khả năng cao sẽ khiến ECB cân nhắc về lời cam kết trước đây để thúc đẩy xa hơn chương trình nới lỏng định lượng (QE) có giá trị 1,1 nghìn tỷ euro (tương đương 1,3 tỷ USD) dùng để mua trái phiếu nếu cần thiết.
Tình thế thay đổi
“Điều đáng lo ngại là, trước đây, các ngân hàng trung ương cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trong năm 2016, nhưng khả năng này đã bị thu hẹp hơn trong tình thế bây giờ” ông Nick Kounis, người đứng đầu nghiên cứu vĩ mô tại Ngân hàng ABN Amro NV ở Amsterdam cho biết, “Nếu FED tăng lãi suất, điều đó sẽ khiến cho ECB ‘dễ thở’ hơn. Nhưng giờ áp lực lại đè nặng lên cơ quan này một lần nữa”.
Những lạc quan của ECB về việc sự hồi phục của khối các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) cùng với sự tăng lên của nhu cầu bên ngoài sẽ “lái” lạm phát quay trở về mục tiêu chỉ dưới 2% thì bây giờ đã được thế chỗ bởi các lo ngại rằng một sự thay đổi về cấu trúc đã “ngáng” đường nền kinh tế thế giới.
Ông Peter Praet, nhà kinh tế trưởng thuộc Ban điều hành ECB trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào cuối tuần qua cho biết các nhà hoạch định chính sách “sẽ không ngần ngại để hành động”.
Ông Mario Draghi cùng các đồng sự đã củng cố thêm ý định này sau quyết định không tăng lãi suất của FED vào tuần trước. Ủy viên Ban Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Benoit Coeure cho biết trong một bài phát biểu tại Paris hôm thứ sáu rằng triển vọng tăng trưởng trong khu vực đồng euro đã "suy yếu rõ ràng," và hoàn toàn không được hỗ trợ bởi hiện đồng euro đang tăng lên so với các loại tiền tệ của các đối tác thương mại chính của nó.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (Purchasing Managers Index – PMI)
Đồng euro đã tăng nhiều hơn 4% so với đồng USD kể từ giữa tháng 7. Trái phiếu châu Âu đã tăng sau khi quyết định của FED để giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục vào ngày 17/9.
Các khảo sát về Chỉ số Nhà quản trị mua hàng – PMI cho tháng 9 có thể nói với các nhà đầu tư liệu các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ của châu Âu có đang thực sự không chịu nổi việc nhu cầu bên ngoài giảm xuống và liệu người tiêu dùng trong nước có đang giúp đỡ để vực nó lên.
Có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi khiêm tốn trong khu vực đồng euro bởi những bất ổn trong thị trường tài chính và suy thoái của Trung Quốc. Niềm tin của người tiêu dùng gần như đang ở mức cao nhất từ khi cuộc khủng hoảng tài chính và việc các ngân hàng đồng ý cho các công ty và hộ gia đình vay cuối cùng cũng đã tăng trở lại. Theo các số liệu mới nhất cho các biện pháp này cũng sẽ được tung ra trong tuần này.
Vẫn còn hoài nghi
Vẫn còn những hoài nghi về sự cần thiết của việc mở rộng chương trình nới lỏng định lượng (QE). Ông Jens Weidmann – chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank – đã kêu gọi một sự bình tĩnh tránh làm xáo trộn chính sách tiền tệ thay vì một cuộc chạy đua để cung cấp các chương trình kích thích nhiều hơn.
Theo Greg Fuzesi, một nhà kinh tế học tại JPMorgan Chase & Co. cho rằng chương trình nới lỏng định lượng (QE) bắt đầu từ tháng 3 đến nay đã được sáu tháng, ECB có thể đã tập trung vào việc hỗ trợ “một cách cường điệu hóa” ngay từ ban đầu. Lựa chọn đơn giản nhất cần nhắc lại bây giờ là sau khi kết thúc ngày 1/9/2016 thì mọi việc có được đưa trở về trạng thái ổn định không.
“Những lời nhận xét của ECB đang chỉ ra rằng một sự mở rộng của QE ngoài tháng 9/2016 như là hình thức khả dĩ nhất của việc tiếp tục nới lỏng hơn nữa” Ông Greg Fuzesi viết trong một lưu ý gửi khách hàng.
Phải chờ hành động từ FED
Tuy nhiên quyết định còn phụ thuộc phần lớn vào động thái của FED, một động thái tăng lãi suất của FED có thể kéo theo đồng đô la mạnh hơn và đồng euro yếu đi, và làm cho quyết định nới lỏng thêm QE của ECB trở nên không cần thiết.
“Mọi người bây giờ dường như đang có một kỳ vọng rằng QE sẽ tiếp tục trong một thời gian dài”, Anatoli Annenkov, một nhà kinh tế tại Societe Generale SA tại London cho biết “Bước tiếp theo ở đây là liệu chúng ta có dám kỳ vọng rằng ECB sẽ hành động nhiều hơn trong ngắn hạn hay không”
Phương Phương – Theo Bloomberg
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy