Dòng sự kiện:
Chùm ảnh về kí ức Điện Biên Phủ 7/5/1954
06/05/2015 10:49:01
ANTT.VN - Hơn 60 năm trôi qua, song những ngày bão lửa dữ dội nhất làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động cầu” vẫn còn nguyên trên những trang vàng lịch sử.

Tin liên quan

Sau Hội nghị Geneva Pháp đã phải công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam và chấm dứt chế độ thực dân ở các nước này.

phap-cong-nha-tu-do

Theo các phân tích khoa học, có rất nhiều nguyên nhân làm nên thắng lợi lịch sử ở Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Song nguyên nhân không thể thiếu sót là sự khinh địch của liên quân Pháp – Mỹ.

quan-tuon-dong-hoa-luc-manh

Với quân tướng đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự vật cản vững chắc, quân lương đầy đủ, người Pháp cho rằng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thực sự là "pháo đài khổng lồ không thể công phá". Pháp tin rằng, quân đội Việt Minh với cách đánh truyền thống, khó khăn thiếu thốn về vũ khí, lương thực, sẽ dễ dàng sa lưới. Vì thế, ngay từ đầu năm 1954, Pháp cho máy bay rải tuyền đơn thách thức Việt Minh tấn công.

Trước tình hình đó, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp xác định, quân Pháp tuy từ xa đến, song có hỏa lực mạnh, vũ khí hiện đại, công sự kiên cố, nếu không có phương án tác chiến đúng đắn thì khó có thể thắng địch. Xác định rõ khó khăn và tầm quan trọng của mặt trận này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh".

Ngày 14/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra phương án "đánh nhanh, giải quyết nhanh" và dự định ngày nổ súng là 20/1. Phương án này đặt kế hoạch tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng những đợt tiến công ồ ạt.

Huy động tối đa sức người, sức của, quân dân ta tham gia chiến dịch lên đến 260.000 người, cả chiến dịch huy động tới 12 triệu ngày công mở đường cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngoài ra, lực lượng xe đạp hơn 20 nghìn chiếc tham gia vận chuyển hàng hóa, vũ khí đã trở thành một trong những kì tích về quyết tâm và sức người trong điều kiện chiến tranh. Tiêu biểu, xe của chiến sĩ Ma Văn Thắng, quê Phú Thọ đạt kỷ lục chở 352kg.

17h30 ngày 13/3/1954, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Đợt tiến công đầu tiên diễn ra từ ngày 13/3 đến ngày 17/3. Sau 5 ngày quân ta đã làm chủ Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo.

Đợt 2 của chiến dịch bắt đầu từ ngày 30/3 đến 30/4, tiến công vào các cứ điểm phía đông. Đây là đợt giao tranh quyết liệt nhất giữa 2 bên. Sau một tháng chiến đấu, Việt Minh làm chủ nhiều cứ điểm, pháo cao xạ 37 mm của Việt Minh ngày càng tiến sâu vào trận địa. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng và động viên lực lượng phòng không sau một chiến thắng vào ngày 1/5/1954

Thừa thắng xông lên, quân đội Việt Nam mở đợt tấn công lần 3, từ ngày 1/5 đến 7/5, Việt Minh đánh chiếm các cứ điểm còn lại. Riêng đồi A1, cứ điểm được xây dựng kiên cố nhất đã tiến hành tới 4 đợt tiến công nhưng chỉ chiếm được nửa quả đồi. Đêm 6/5, quân đội Việt Nam phải dùng 1000 tấn thuốc nổ bí mật phá sập hệ thống hầm ngầm, chiếm được quả đồi.

17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm của Tướng De Castries.

Hoàng Hà

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến