Dòng sự kiện:
Chung cư người Việt sính ... tên ngoại!
15/12/2015 15:29:21
ANTT.VN – Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đang ngày càng nhanh đến chóng mặt, trong đó các cao ốc, chung cư mang tên ngoại ngày một lấn át cao ốc, chung cư tên Việt Nam, mặc dù phần lớn các công trình đó có chủ đầu tư người Việt và bán cho người Việt.

Tin liên quan

Tại Hà Nội, đi từ nội đô ra ngoại ô, người ta dễ dàng bắt gặp hàng trăm tòa nhà chung cư cao tầng, khu trung tâm thương mại có tên rất “tây”. Quận Hoàn Kiếm có Pacific Place (83 Lý Thường Kiệt), D’ Sanraffles (Hàng Bài)…; Quận Đống Đa có Chung cư D’ Lepond D’or (36 Hoàng Cầu), Sunrise tower (187 Tây Sơn), Sky city (88 Láng Hạ)…; Ba Đình có chung cư Platinum Residences (6 Nguyễn Công Hoan)… ; Hoàng Mai có Chung cư Helios Tower 75 Tam Trinh, Two Residence Gamuda Gardéns (885 Tam Trinh)… 

Chung cư Sky cty 88 Láng Hạ

Theo ước tính, hiện nay có đến 70% cao ốc, chung cư, tổ hợp văn phòng mang tên tiếng Anh, Pháp, Ý…, mặc dù đa số chủ đầu tư là người Việt và xây để bán cho người Việt

Tòa nhà Keangnam và Landmark 72 (khu vực Mỹ Đình) là 2 trong số những cao ốc cao nhất Hà Nội

Theo một chuyên gia bất động sản ở Hà Nội, trào lưu đặt tên nước ngoài cho cao ốc Việt bắt nguồn từ thời điểm những năm 2000. Sở dĩ có trào lưu này vì 2 nguyên nhân: thứ nhất, nhà đầu tư muốn “đánh” vào tâm lý sính ngoại của người Việt. Mặc dù công trình của người Việt nhưng nếu mang tên “Tây” sẽ khiến người mua cảm giác rằng tiến độ xây dựng sẽ nhanh hơn, chất lượng đảm bảo hơn và quan trọng là thể hiện được đẳng cấp sang trọng, quý phái của người ở.

Tòa nhà Starcity 81 Lê Văn Lương của chủ đầu tư là Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group)

Tòa nhà Vimeco trên đường Phạm Hùng, Hà Nội

Lý do thứ hai - cũng theo chuyên gia này: Bên cạnh những "ông lớn" đã có thương hiệu trong ngành bất động sản như Vincom, HUD, Vinaconex, Nam Cường, Sudico,..., một số chủ đầu tư mới chưa tự tin vào thương hiệu của mình cũng hay "sính" đặt tên ngoại cho dự án xây dựng nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Biệt thự Gamuda trên đường Lê Văn Lương

Khu đô thị Handi Resco (Cổ Nhuế)

Cao ốc Intracom (Trần Thái Tông) của Cty TNHH Dịch vụ Môi trường Công nghiệp Vận tải

Cao ốc Golden Land 275 Nguyễn Trãi của Chủ đầu tư Địa ốc Nguyễn Minh

Tuy nhiên, đa số các chủ đầu tư cho rằng việc đặt tên ngoại (chủ yếu tiếng Anh) nhằm mục đích thuận lợi giao dịch vì đơn vị thi công, thiết kế… nhiều khi là người nước ngoài nên sử dụng tiếng Anh cho thông dụng.

Dự án Parkview President của Cty CP Đầu tư Bất động sản Thế kỷ

Tòa nhà TSQ Euro Land (Mỗ Lao, Hà Đông) của Cty CP TSQ Việt Nam

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân không thể nhớ hoặc phát âm chính xác tên khu chung cư mình ở. Đó là chưa kể nhiều tòa nhà đặt tên tiếng Pháp, Ý rất khó phát âm và xa lạ với đa số người Việt.

Tòa nhà D' Le Roi Soleil (Quảng An) của tập đoàn Tân Hoàng Minh

Phối cảnh tòa nhà Valencia Gardent (Long Biên) của chủ đầu tư là Tập đoàn HBI

Một số dự án tòa nhà mang tên ngoại còn đang trong giai đoạn hoàn thiện:

Khu đô thị mới GoldSilk (Kim Văn Kim Lũ) của chủ đầu tư Vinaconext 2 đang gấp rút hoàn thiện

Dự án Goldmark City 136 Hồ Tùng Mậu của Cty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân đang trong quá trình thi công 

Dự án Mipec Riverside

Dự án Oriental WestLake

Diệp Chi - Linh Đan

 

 

 

 

 

 

 

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến