Dòng sự kiện:
Chứng khoán Mỹ lao dốc, S&P về sát 'thị trường gấu'
26/12/2018 05:39:45
Biến động trên Phố Wall đã đưa cổ phiếu trên toàn cầu lạc vào 'một chuyến đi hoang dã' trong những tháng gần đây, đẩy một số thị trường chứng khoán rơi vào lãnh thổ gấu.

Điều đó thậm chí sẽ trở nên tồi tệ hơn trong năm mới, các chuyên gia đã phát biểu với hãng tin CNBC vào ngày hôm qua 24/12.

Thị trường gấu - thường được xác định là rơi 20% hoặc nhiều hơn so với mức đỉnh gần đây - đang đe dọa tâm lý các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, chỉ số Nasdaq Composite đã đóng cửa tại một thị trường gấu vào cuối phiên tuần trước và S&P 500 đã tiếp tục tiến đến lãnh thổ tiêu cực vào hôm qua. Trên toàn cầu, chỉ số DAX của Đức và Shanghai Composite của Trung Quốc cũng đã góp tên trong thị trường gấu.

Rủi ro trên các thị trường lớn vẫn tiếp tục duy trì, các chuyên gia cho biết. Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất và những quan ngại về sự suy giảm kinh tế toàn cầu - thêm vào đó, một cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang dần gia tăng cũng lần lượt kéo tụt lên thị trường toàn cầu.

"Tôi muốn lạc quan hơn nhưng tôi không thấy có quá nhiều mặt tích cực để hi vọng. Tôi nghĩ điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến vào năm tới, chúng ta vẫn chỉ ở nửa đầu của thị trường gấu với vốn sở hữu toàn cầu và có thể vẫn ở trong đó trong nhiều năm tới", ]Mark Jumper - chiến lược gia toàn cầu tại CCB International Securities đã phát biểu như vậy trong chương trình" Squawk Box" của CNBC.

Fed có khả năng thắt chặt hơn nữa

Đối với Jumper, rủi ro lớn nhất nằm ở thị trường tín dụng. Trong đó, khi Fed dự kiến ​​hai đợt tăng lãi suất khác vào năm 2019, các công ty sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc xử lý nợ khiến một số nơi vỡ nợ hoặc bị hạ cấp, ông này nhận định.

Sự yếu kém như vậy trong thị trường tín dụng sẽ tràn sang các cổ phiếu, Jumper lưu ý.

"Kịch bản chủ yếu của tôi sẽ là một sự kiện tín dụng và nó sẽ tiếp tục kéo thị trường chứng khoán lao dốc, và chắc chắn sẽ kéo theo các lĩnh vực tăng trưởng cao như công nghệ đi xuống hơn nữa," ông nói.

Tổng quát hơn, hiện các nhà đầu tư có ít lý do để lạc quan hơn vì chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed có nghĩa là sẽ có ít tiền hơn dành cho đầu tư, theo Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank, cho biết.

"Thực sự không có niềm tin vào việc các thị trường có thể mua lại bởi vì họ không chắc đây là đáy, và vì vậy họ nghĩ mình đang bắt một con dao đang rơi", Varathan nói với "Squawk Box" của CNBC.

Tranh chấp thương mại Mỹ-Trung

Vasu Menon, phó chủ tịch quản lý tài sản của Ngân hàng OCBC lưu ý, việc leo thang thuế quan tiếp theo giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ bị trì hoãn cho đến đầu tháng 3 năm sau.

Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thường được xem như là rủi ro lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ví dụ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng khi chứng kiến ​​căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và tiếp đó, các đối tác lớn bắt đầu giảm các hoạt động kinh tế.

Những bất ổn trên mặt trận thương mại sẽ tiếp tục đè nặng lên thị trường trong những tháng tới cho đến khi có những tín hiệu rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra sau khi hết hạn lệnh đình chiến 90 ngày, Menon nói với "Squawk Box" của CNBC.

"Các định giá có vẻ hấp dẫn, nhưng bạn phải có một khẩu vị rủi ro mạnh bởi vì tôi nghĩ rằng thị trường sắp tới sẽ gặp không ít khó khăn," ông kết luận.

Hải Yến/Theo CNBC 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến