Sai lầm của người đi trước, người đi sau phải gánh
Theo kết luận của UBND huyện Thiệu Hóa và kết luận của cơ quan điều tra Công an huyện Thiệu Hóa, một số cán bộ xã Thiệu Công giai đoạn 1997 - 2006 đã thu tiền trái quy định để “hợp thức hóa” cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 79 hộ dân trên địa bàn, tổng số tiền gần 120 triệu đồng.
Khi các hộ dân xã Thiệu Công làm đơn khiếu nại, vào năm 2018, UBND huyện Thiệu Hóa đã vào cuộc xác minh và sau đó xác định, các ông: Trịnh Văn Minh (kế toán ngân sách xã từ 1994 – 2006), Nguyễn Văn Hồng (cán bộ chính sách xã từ năm 1987 – 2001), Lê Văn Nghệ (thủ quỹ ngân sách xã từ năm 1989 – 2014) và Tạ Quốc Hương (cán bộ ủy nhiệm thu UBND xã Thiệu Công từ năm 1994 – nay) đã thu trái quy định số tiền 1,7 triệu/hộ để hợp thức hóa đất đai của 34 hộ dân trên địa bàn, với tổng số tiền là gần 50 triệu đồng.
UBND huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Kết luận cũng yêu cầu những người này phải hoàn trả lại số tiền trên cho UBND xã Thiệu Công (theo lãi suất ngân hàng), để xã hoàn trả lại cho người dân. Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm, ngày 28/8/2018, UBND huyện Thiệu Hóa đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Cơ quan CSĐT Công an huyện Thiệu Hóa để điều tra theo thẩm quyền.
Quá trình điều tra, CQĐT phát hiện, giai đoạn từ 1997 - 2006, ngoài số tiền đã nêu trong quyết định giải quyết khiếu nại, những cán bộ trên còn thu tiền trái quy định của 45 hộ dân khác trên địa bàn, với tổng số tiền gần 70 triệu đồng. Hành vi thu tiền của những cán bộ này đã có đầy đủ yếu tố cấu thành tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, các hành vi phạm tội của những người trên đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (10 năm). CQĐT quyết định không khởi tố vụ án hình sự vụ việc trên. Thay vào đó là đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc, khắc phục hậu quả.
Không đồng ý với kết luận của cơ quan công an và UBND huyện Thiệu Hóa, các công dân xã Thiệu Công tiếp tục khiếu kiện lên UBND tỉnh Thanh Hóa. Tháng 12/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đã đối thoại vớicác công dân xã Thiệu Công. Ông Xứng thống nhất giải quyết theo hướng hoàn trả lại tiền cho các hộ dân phải tính theo lãi suất tiền vay do ngân hàng công bố. Tuy nhiên, do xã Thiệu Công không thu hồi được tiền mà các cán bộ trên thu trái quy định, hiện họ đều đã nghỉ hưu, khiến xã này lâm vào tình thế khó khăn.
Giải pháp nào cho đúng?
Để nhanh chóng giải quyết quyền lợi cho dân, ngày 5/1/2019, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa đã kí quyết định cho UBND xã Thiệu Công tạm ứng 3,1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng để chi trả bồi thường cho 79 hộ dân xã Thiệu Công (bao gồm cả tiền gốc và lãi).
Mặc dù xã Thiệu Công cam kết sẽ hoàn trả tiền cho huyện trước ngày 30/6/2019, nhưng đến nay xã vẫn chưa có tiền do không thể thu hồi được từ những người đã sai phạm. Trước tình thế này, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa đã kí văn bản yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản của xã Thiệu Công. Điều này khiến cho hàng chục công chức, viên chức xã này không được trả lương từ tháng 4-5/2020.
Ông Trịnh Duy Sở, Chủ tịch UBND xã Thiệu Công cho biết, việc sai phạm của những cán bộ xã Thiệu Công là do lịch sử để lại. Xã đã đã áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi số tiền từ các cá nhân sai phạm (bao gồm cả lãi tính theo ngân hàng” nhưng không được. Vì vậy, xã Thiệu Công cũng không biết lấy đâu ra tiền mà hoàn trả cho ngân sách huyện.
“Tòa án Nhân dân huyện Thiệu Hóa và Toàn án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đều không thụ lý, giải quyết vụ việc này vì cho rằng đây không phải là vụ án dân sự. Chúng tôi cũng hết cách rồi”, ông Sở nói.
Ngày 27/4, để đảm bảo đời sống cho cán bộ công chức xã Thiệu Công, UBND huyện Thiệu Hóa, kho bạc Nhà nước huyện đã nới lỏng “lệnh phong tỏa”, đồng ý cho UBND xã Thiệu Công rút tiền để chi trả lương, phụ cấp tháng 3 – 4/2020. Tuy nhiên, tài khoản sẽ tiếp tục bị phong tỏa từ tháng 5 trở đi.
Ông Trịnh Văn Súy, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa cho biết: Luật quy định hạn chế việc cho tạm ứng ngân sách, nhưng để giải quyết việc cấp bách, sau Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa có ý kiến chỉ đạo phải hoàn trả cho nhân dân (kể cả tạm ứng tiền) nên huyện Thiệu Hóa đã cho xã Thiệu Công tạm ứng ngân sách.
Theo ông Súy, lãnh đạo UBND xã Thiệu Công đương nhiệm chưa làm hết trách nhiệm việc đòi tiền những cán bộ thu sai giai đoạn 1997 – 2006 để hoàn trả cho dân và sau này là hoàn trả ngân sách.
Ông Súy cũng thừa nhận, việc phong tỏa tài khoản của xã Thiệu Công là trái luật lao động. Nhưng huyện vẫn phải thực hiện luật ngân sách, việc này là tạo áp lực để thu hồi số tiền ngân sách theo quy định.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy