Tin liên quan
Khó có từ nào tả nổi niềm hạnh phúc của những người như ông. Những người đã từng vào sinh ra tử quyết chiến đấu để giành độc lập tự do cho dân tộc, làm nên thiên anh hùng ca bất tử. Cứ đến ngày 30 tháng 4 là ông lại giở bộ quần áo tù mang về từ Côn Đảo để ngắm nghía. Đó là kỉ vật thiêng liêng nhắc ông nhớ về những ngày sống và chiến đấu kiên cường nơi “địa ngục trần gian”… Và kỷ niệm ngày chiến thắng năm nay, khi đã ngoài tuổi 80, ông vẫn cùng đồng đội vượt trùng dương trở lại Côn Đảo trong niềm xúc động nghẹn ngào…Ông Nguyễn Phú Duyệt (cựu tù Côn Đảo) và vợ
Theo chân Ban liên lạc các cựu tù Côn Đảo, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Phú Duyệt ở đường Nguyễn Sơn, quận Long Biên, Hà Nội khi ông vừa từ Côn Đảo trở về. Nơi mà ông đã được bay bổng trong niềm vui sướng khi vẳng bên tai mình “miền Nam đã giải phóng”…Trước khi là một cán bộ An ninh chi viện cho chiến trường miền Nam, ông Duyệt đã từng 15 năm công tác trong lực lượng Công an, từng là quyền trưởng Công an huyện Phụ Dực (nay là huyện Quỳnh Phụ), phó Ban bảo vệ chính trị Công an tỉnh Thái Bình. Trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tạm biệt người vợ thảo hiền và ba đứa con thơ (đứa bé nhất mới 1 tuổi, lớn 6 tuổi) ông xung phong vào chiến trường miền Nam cùng với biết bao cán bộ An ninh miền Bắc chi viện cho An ninh miền Nam.
Năm 1970, ông bị địch bắt. Những ngày bị giam cầm tại khám Chí Hòa là những ngày sục sôi của phong trào cách mạng, phong trào đồng khởi nổi dậy ở khắp nơi và cả ở nhà tù. Sau 3-4 tháng biệt giam tra khảo, địch chẳng thu được gì càng khiến ông tôi luyện ý chí và trở thành một trong bảy cán bộ An ninh cốt cán. Bọn địch dùng mọi cực hình tra tấn ông nhưng không khuất phục được …, địch đã đưa ông đày ra Côn Đảo vào một ngày giáp Tết. Lại những ngày cùm chân tại phòng biệt giam ở nơi “địa ngục trần gian” với đủ mọi cực hình. Nhưng ý chí của ông và những chiến sĩ cách mạng vẫn một lòng tin vào ngày chiến thắng, vẫn tổ chức hoạt động ngay trong lòng địa ngục này.
Sau mười một năm biền biệt xa gia đình vợ con tới ngày đất nước toàn thắng ông mới có dịp trở lại quê nhà. Khi ra đi, bà Nguyễn Thị Hồ (vợ ông) là Phó Chủ tịch huyện Phụ Dực, vì xa chồng lại vất vả với đàn con thơ bé nên bà chuyển công tác về Công a tỉnh Thái Bình. Gặp lại thì tóc vợ đã điểm bạc,các con đã lớn khôn mà lòng ông bùi ngùi khó tả. Ông tiếp tục công hiến cho lực lượng Công an cho tới ngày nghỉ hưu. Bây giờ các con đã yên bề gia thất, ông bà đã ngòi 80 tuổi an hương tuổi già. Ông trở lại Côn Đảo vào những ngày tháng Tư lịch sử , tàu cập bến khi những bước chân nặng nề bị cùm kẹp thuở nào đã biến mất, bước chân ông bây giờ cứ nhẹ tênh ngắm mây trời Côn Đảo đẹp tựa thiên đường. Ông vội tới thắp nén nhang cho những đồng đội đã hi sinh mà lòng đầy xúc động, tới thăm lại chính nơi mà ông đã từng bị biệt giam ở đó suốt thời gian dài, ký ức cứ ùa về trong làn gió biển trong lành…
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy