Khuyến nghị mua cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 65.300 đồng/CP
CTCK MB (MBS)
Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG – sàn HOSE) quý IV/2021 đạt gần 1,1 triệu tấn (tăng 19,55% so với cùng kỳ năm trước đó), cả năm 2021 đạt gần 3,9 triệu tấn (tăng trưởng 14,39%). Sản lượng tiêu thụ thép cuộn cán nóng (HRC) tăng trưởng vượt trội, trong quý IV ghi nhận tiêu thụ hơn 629 nghìn tấn, cả năm đạt hơn 2,5 triệu tấn.
Đầu năm 2022, tình hình tiêu thụ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội. Trong tháng 1 và 2 sản lượng tiêu thụ thép xây dựng lần lượt là 381 nghìn tấn (tăng 105% so với cùng kỳ năm ngoái) và 447 nghìn tấn (tăng 136%), tiêu thụ HRC lần lượt đạt 228 nghìn tấn và 238 nghìn tấn.
Doanh thu và lợi nhuận Hòa Phát trong năm 2021 ghi nhận lần lượt hơn 149 nghìn tỷ đồng (tăng 83,92% so với năm trước) và hơn 34 nghìn tỷ đồng (tăng 23%). Biên lợi nhuận gộp đạt 27,46% (năm 2020 là 20,98%) và biên lợi nhuận ròng cải thiện đạt hơn 23% (năm 2020 là 15%).
Phát triển chuỗi giá trị và qui mô sản xuất: Dung Quất 2 sẽ bắt đầu khởi công vào năm nay, bên cạnh đó HPG có kế hoạch sản xuất container, phát triển bất động sản và điện máy gia dụng nhằm mở rộng chuỗi giá trị. Đồng thời có kế hoạch đầu tư xây dựng Dung Quất 3.
Định giá: Chúng tôi kết hợp đồng thời phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do DCF và phương pháp so sánh P/E đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 65.300 đồng/CP, tức upside 43% so với thị giá.
Rủi ro: căng thẳng chính trị và chiến tranh giữa Nga và Ukraine vẫn chưa đến hồi kết, bên cạnh đó các chính sách sản xuất và tiêu thụ thép từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn đến sự biến động của giá thép và nguyên vật liệu đầu vào.
Khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu BSR
CTCK MB (MBS)
Trong năm 2021, sản lượng sản xuất của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR – UPCoM) đạt 6,53 triệu tấn, trong khi sản lượng bán hàng đạt 6,42 triệu tấn, tăng 9% so với 2020 nhờ nhà máy hoạt động với hiệu suất cao và thị trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm và 2 tháng cuối năm. Trong năm 2022, công ty đặt kế hoạch sản xuất và bán hàng là 6,50 triệu tấn, tương đương mức của năm 2021.
Kết quả kinh doanh năm 2021 tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức cao nhất kể từ khi chuyển sang công ty cổ phần. Cụ thể, doanh thu đạt 101,080 tỷ đồng, tăng mạnh 74% nhờ sản lượng bán hàng tăng và đặc biệt là giá dầu tăng mạnh 65%. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.941 tỷ đồng, tăng mạnh 343% so với mức lỗ 2.843 tỷ đồng của năm 2020, lợi nhuận tăng mạnh nhờ biên lợi nhuận gộp trong kỳ được cải thiện tốt, công ty cũng đã linh hoạt tập trung sản xuất các sản phẩm có sức tiêu thụ lớn và biên lợi nhuận cao (Xăng A95, A92, FO, PP), trong khi hạn chế sản xuất sản phẩm có biên lợi nhuận thấp (DO/JETA1).
Theo thông tin từ Công ty, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2022 rất khả quan, sản lượng sản xuất sơ bộ ước đạt 1,65 triệu tấn, sản lượng bán hàng đạt 1,60 triệu tấn. Tổng doanh thu ước đạt 35.549 tỷ đồng, tăng 69% so với quý I/2021, thực hiện 39% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.029 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện 154% kế hoạch cả năm.
Triển vọng thị trường tiêu thụ năm 2022 khả quan: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước được dự báo hồi phục mạnh mẽ từ 6 - 8% nhờ hoạt động kinh tế giao thương phục hồi trở lại trong năm 2022. Bên cạnh đó, nguồn cung xăng dầu trong nước đang bị hạn chế do nhà máy Nghi Sơn gián đoạn sản xuất. Đây là cơ hội tốt cho Công ty nâng cao sản lượng, gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Giá dầu tiếp tục tăng cao trong những tháng đầu năm, biên lợi nhuận ngành lọc hóa dầu đang ở mức cao: Giá dầu liên tục tăng trong những tháng đầu năm do nhu cầu tăng lên và đặc biệt là ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine đã đẩy giá dầu lên sát mức 140 USD/thùng, cao nhất từ 2008 trở lại đây. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng lên cũng đẩy biên lợi nhuận lọc hóa dầu đang ở mức cao trong 5 năm qua, gia tăng hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp trong ngành.
Dự báo kết quả sản xuất kinh doanh 2022 tiếp tục tăng tốt ở mức 20%: Sản lượng sản xuất và bán hàng dự báo đạt mức 6,55 triệu tấn trong năm 2022, với kịch bản giá dầu trung bình năm ở mức 90 USD/thùng (dầu Brent), doanh thu được dự báo có thể đạt 123.758 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 8.226 tỷ đồng, tăng lần lượt 22% và 18% so với 2021.
Định giá cổ phiếu: Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh hệ số PE, EV/EBITDA, giá trị cổ phiếu BSR được xác định ở mức 27.200 đồng/cổ phần. Đồng thời khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu BSR.
Khuyến nghị có thể chốt lãi GVR tại ngưỡng 41.5
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có một phiên tăng điểm tốt với mẫu hình nến Marubozu hoàn hảo sau một thời gian giao dịch quanh vùng 34-35. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng khả quan. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20, MA50 và MA100. Đường MA20 đang ở trên MA50 tuy nhiên vẫn ở dưới MA100.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 36.5, chốt lãi tại ngưỡng 41.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 34.0.
Tác giả: N.T
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy