Tin liên quan
Đạm Ninh Bình lọt danh sách các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Danh mục trên có tên:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 Mở rộng, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 mở rộng; Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh;
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Nhà máy điện Vũng Áng 1 - Công ty Điện lực dầu khí Hà Tĩnh; Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, Thái Bình 2, Sông Hậu 1; Liên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Dự án Nhà máy Xử lý khí Cà Mau;
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam: Dự án Alumin Nhân Cơ - Đắk Nông, Công ty Nhôm Lâm Đồng, Dự án Mỏ sắt Thạch Khê và Dự án Khai thác và chế biến đồng Sin Quyền.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Công ty DAP số 1 và DAP số 2, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, các nhà máy sản xuất photpho và hóa chất thuộc Khu công nghiệp Tằng Loỏng, Lào Cai và Công ty Phân đạm Ninh Bình;
Tổng Công ty Thép Việt Nam: Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Khu Công nghiệp dệt may Phố Nối Vinatex, Tổng Công ty may Việt Thắng.
Tổng Công ty Giấy Việt Nam: Nhà máy Giấy Bãi Bằng.
Tiếp theo cuộc họp khẩn với người đứng đầu tập đoàn, tổng công ty, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-BCT ngày 19/10/2016 về việc bảo vệ môi trường trong toàn ngành công thương.
Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan quản lý thuộc Bộ tổ chức theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc chấp hành pháp luật và chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong ngành; báo cáo đề xuất lãnh đạo Bộ về những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; tổ chức các hoạt động giám sát đặc biệt với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường… Đồng thời, người đứng đầu ngành công thương cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp rà soát, đánh giá công nghệ sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất nhiệt điện, hóa chất, khai thác, chế biến khoáng sản, dệt may để xây dựng, hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững; đánh giá tổng thể tác động môi trường của các trung tâm điện lực lớn…
Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp kiên quyết từ chối đầu tư các dự án có công nghệ tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, từng bước đổi mới, cải tiến công nghệ đối với các nhà máy hiện có để giảm phát thải, cải thiện môi trường; lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc môi trường tự động, kết nối với đơn vị chức năng tại địa phương. Theo Chỉ thị này, người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ, Chính phủ và nhân dân về việc tổ chức quán triệt chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các chính sách và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực và đơn vị của mình.
Đối với các chủ đầu tư dự án nhiệt điện than, Chỉ thị cũng yêu cầu xây dựng và thực hiện quy trình thải tro xỉ nhà máy, bảo đảm không phát tán tro xỉ ra môi trường; khẩn trương hoàn thành đàm phán và ký hợp đồng tiêu thụ tro xỉ; hoàn thiện hệ thống quan trắc tự động; kiểm tra nồng độ phát thải, thực hiện các giải pháp cần thiết để đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện…
Theo Chinhphu.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy