Ngày 13/11, Reuters đưa tin Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đưa cựu Thủ tướng David Cameron trở lại làm Ngoại trưởng Anh trong một cuộc cải tổ sau khi ông Sunak sa thải Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman. Đây là lần đầu tiên sau gần 13 tháng nắm quyền, Thủ tướng Sunak cải tổ nội các quy mô lớn.
Sự trở lại của ông Cameron cho thấy Thủ tướng Sunak muốn thu hút sự ủng hộ từ các thành viên thuộc nhóm ôn hòa trong đảng Bảo thủ trước sự bất mãn của họ với chính sách trong các vấn đề nhập cư, cảnh sát và nhà ở của chính phủ đương nhiệm.
Cựu Thủ tướng Anh David Cameron đi bộ bên ngoài số 10 phố Downing ở London vào sáng 13/10 sau khi có thông tin ông được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Anh. (Ảnh: Reuters)
Cũng theo Reuter, ông Cameron cho biết ông rất vui khi đảm nhận vai trò mới trong chính phủ của Thủ tướng Sunak nhất là vào thời điểm thế giới đang thay đổi,
"Việc nước Anh sát cánh cùng các đồng minh, tăng cường quan hệ đối tác và đảm bảo tiếng nói của chúng ta được lắng nghe là điều quan trọng hơn bao giờ hết", ông Cameron viết trên mạng xã hội X sau khi có thông tin được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Anh.
“Mặc dù tôi có thể không đồng ý với một số quyết định Thủ tướng Anh nhưng tôi luôn đánh giá ông Rishi Sunak là thủ tướng mạnh mẽ và có năng lực, người đang thể hiện khả năng lãnh đạo mẫu mực vào thời điểm khó khăn này", ông Cameron nói thêm.
Tuy nhiên quyết định trên của ông Sunak cũng làm dấy lên cuộc tranh luận gây chia rẽ về Brexit - Quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu của Anh sau khi ông Cameron thúc đẩy một trưng cầu ý dân về vấn đề này vào năm 2016. Bản thân cựu Thủ tướng Cameron ủng hộ London ở lại Liên minh châu Âu.
Ông Cameron đã buộc phải từ chức Thủ tướng sau cuộc trưng cầu ý dân và hầu như không có hoạt động chính trị nào kể từ đó. Gần đây nhất, ông đã chỉ trích quyết định hủy dự án đường sắt tốc độ cao HS2 nối Birmingham với Manchester của chính phủ Thủ tướng Sunak.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt sẽ vẫn tại vị trong đợt cải tổ nội các lớn này dù bất đồng với Thủ tướng Sunak về vấn đề ngân sách.
Việc cải tổ nội các sâu rộng lần này được đánh giá là biện pháp vừa mang tính đối phó, vừa là chiến lược của Thủ tướng Sunak nhằm thu hút các đồng minh và loại bỏ một số bộ trưởng mà Văn phòng Thủ tướng cho rằng không đáp ứng kỳ vọng.
Tác giả: Trà Khánh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy