Tin liên quan
Dầu WTI tăng mạnh trong 2 phiên vừa qua. Nguồn: Nasdaq
Cụ thể, dầu WTI giao tháng Ba trên sàn New York Mercantile Exchange bật mạnh 9% lên 32,19 USD/ thùng, mức tăng mạnh nhất trong một phiên kể từ ngày 27/08.
Tính cả tuần, dầu WTI đã tăng tới 9,4% so với chốt phiên cuối tuần trước đối với các hợp đồng giao tháng Hai và 5,9% đối với các hợp đồng giao tháng Ba.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, dầu Brent giao tháng Ba cũng tăng điểm kỉ lục 10%, chốt phiên ở mức 32,18 USD/ thùng trên sàn London’s ICE Futures exchange.
Diễn biến chính chi phối thị trường thế giới trong phiên hôm qua và việc các ngân hàng trung ương lớn đang úp mở khả năng tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế, tác động tích cực đối với các loại hàng hóa cơ bản, đặc biệt là dầu thô.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi hôm thứ Năm tuyên bố tổ chức này có thể áp dụng nhiều hơn các biện pháp kích thích kinh tế, nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng cũng như nâng cao lạm phát vốn đang ở mức thấp tiêu cực kể từ đầu năm 2015.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đồn đoán rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ mở rộng chương trình mua trái phiếu vào cuộc họp cuối tháng này.
Ảnh: Getty
“Giá dầu tăng đột biến trong phiên hôm nay thực sự bất ngờ, và việc nó vượt ngưỡng tâm lý 30 USD sẽ là một trợ lực trên thị trường trong những ngày giao dịch đầu tuần sau”, Colin Cieszynski, nhà chiến lược thị trường trưởng tại CMC Markets, cho biết.
Tuy nhiên vị chuyên gia cho rằng dầu vẫn sẽ chịu nhiều sức ép trong thời gian tới:
“Giá dầu tăng lên chỉ dựa trên các yếu tố tâm lý ngắn hạn. Không có bất cứ thay đổi nào xảy tới trong thị trường dầu mỏ toàn cầu, cuộc chiến giá cả vẫn tiếp tục, khiến dư cung ở mức tồi tệ nhất nhiều thập niên qua”.
Nhiều nhà phân tích khác cũng cho rằng chiều đi lên của giá dầu khó có thể kéo dài.
“Không có nền tảng cho một chiều đi lên bền vững của giá dầu. Tôi cho rằng con số vẫn sẽ chưa chạm đáy cho tới khi các nhà sản xuất lớn nhất đồng thuận cắt giảm sản lượng”, Robbie Fraser, chuyên gia phân tích hàng hóa cơ bản tại Schneider Electric, nhận định.
Một vài thành viên trong Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) gần đây đã lên tiếng yêu cầu tổ chức này thay đổi chiến lược cạnh tranh nhằm đẩy giá dầu lên. Tuy nhiên những đề xuất này luôn vấp phải sự phản đối của “anh cả” Ảrập Xêút, với tuyên bố OPEC sẽ chỉ cắt giảm sản lượng nếu các nhà sản xuất ngoài OPEC cũng đồng thuận giảm năng suất.
Cuộc khủng hoảng dư cung tồi tệ nhất nhiều thập niên qua đã khiến giá dầu mất 70% kể từ mức đỉnh 2014, dư cung trong năm 2015 ở mức 1 triệu thùng/ ngày. Tổ chức năng lượng thế giới (IEA) dự báo con số này, với nguồn cung đột biến bổ sung từ Iran, có thể tăng lên gấp rưỡi trong năm 2016.
Nghi Điền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy