Điều ít biết về hoạt động đổi tiền ở chợ đen Argentina
22/12/2014 10:59:31
ANTT.VN - Tại Argentina, khách du lịch có thể bắt gặp những người dân địa phương đứng chầu chực ngay tại sân bay, miệng không ngừng “ đổi tiền đi, đổi tiền đi”.

Tin liên quan

Tại Argentina, khách du lịch có thể bắt gặp những người dân địa phương đứng chầu chực ngay tại sân bay, miệng không ngừng “ đổi tiền đi, đổi tiền đi”. Hoạt động đổi tiền tại chợ đen của đất nước này phát triển hơn bao giờ hết kể từ cuộc vỡ nợ công năm 2002.

Hơn một thập kỷ nay người Argentina vẫn hay có thói quen đi ra phố để đổi lấy đồng bạc xanh thay vì vào ngân hàng. Điều này bắt nguồn từ việc chính phủ vỡ nợ công 12 năm trước, việc đã khiến người dân mất lòng tin vào tính ổn định của đồng peso Argentina.

Việc trao đổi ngoại tệ tại chợ đen đã trở nên quá phổ biến đến mức thời báo El Cronista của thành phố Buenos Aires cập nhật liên tục tỉ giá tại chợ đen trên trang báo của mình với cái tên “tỉ giá xanh”. Tỉ giá xanh thường không biến đổi quá mạnh, nhưng trong năm ngoái nó thường cao hơn tỉ giá của chính phủ khoảng 35-50%.

Hiện tại tỉ giá tại chợ đen đang khoảng 13,59 peso Argentina (ARS) cho 1 USD trong khi tỉ giá chính thức là 8,5077 ARS/USD.

Tại thị trường đen, người dân địa phương chấp nhận cả mức tỉ giá cao hơn để thoát khỏi đồng pesos; thường chỉ giao dịch đồng peso với một nửa giá trị của nó.

Câu hỏi đặt ra là tại sao người dân địa phương phải tiến đến các kênh bất hợp pháp để trao đổi đồng peso với tỉ giá cao hơn nhiều như vậy.

Tại sao chợ đen tồn tại?

Cuộc khủng hoảng nợ công năm 2002 đã đóng góp lớn vào việc người Argentina mất lòng tin vào những định chế tài chế của  mình. Thêm vào đó những luật lệ ngặt nghèo của chính phủ đã khiến người dân khó có thể đổi đồng đô la một cách hợp pháp.

Năm 2002 khi cuộc khủng hoảng diễn ra rất nhiều người chạy đến các ngân hàng rút tiền tiết kiệm cùng một lúc. Việc này khiến tình hình kinh tế rối loạn, khiến chính phủ và các ngân hàng đã đặt giới hạn số tiền người dân có thể rút theo đợt.

Tỉ lệ lạm phát của Argentina đang khoảng 25%. Điều này có nghĩa một rổ lương thực giá 100$ năm ngoái, năm nay có thể tăng lên 125$. So sánh với tỉ lệ lạm phát 1,5% bạn có thể hiểu sự chênh lệch này có thể ảnh hưởng như thế nào. Con số này đã khiến người dân địa phương luôn khát khao một đồng tiền ổn định hơn đồng peso.

Chính phủ đã “làm khó” người dân trong việc đổi tiền đô la. Không chỉ số lượng mà các thủ tục rườm rà để đổi ngoại tệ cũng là một động cơ khiến những người dân chuyển sang chợ đen để giao dịch.

Những tác hại và tương lai của đồng đô la xanh

Những giao dịch bất hợp pháp tại chợ đen đã khiến hàng tỉ đô la không rõ nguồnn gốc tung hoành tại Argentina. Rất nhiều trong số đó đến từ các vụ rửa tiền trên thế thế giới. Thêm vào đó việc người dân rút hàng tỉ peso từ các tài khoản ngân hàng sẽ làm giảm sự bền vững của nền kinh tế này. Đồng Peso cũng sẽ ổn định hơn nếu như tất cả người dân không cố gắng đổi sang loại tiền khác.

Giao dịch trái phép peso cũng là các duy nhất người dân Argentina có thể nắm giữ một đồng tiền ổn định hơn. Để sống cùng với một nền kinh tế và đồng tiền bất ổn, đáng ra người dân phải được tiếp cận với những chính sách nhằm bình ổn và tạo niềm tin hơn từ chính phủ.

Gần đây, Argentina cũng trở thành đất nước đầu tiên IMF đánh giá là có số liệu đánh giá lạm phát thiếu chính xác bởi tỉ lệ lạm phát của chính phủ công bố quá thấp trong khi tỉ giá chính thức không đủ tiêu chuẩn để trở thành công cụ đo lường giá trị của đồng peso.

Sau hai ngày đàm phán cuối tháng 7 thất bại, Argentina đã không đạt được thỏa thuận về khoản nợ 1,3 tỉ đô la đáo hạn với các quỹ đầu cơ Mỹ. Standard & Poor’s đã hạ xếp hạng tín nhiệm nợ của đất nước Nam Mỹ này xuống “vỡ nợ một phần”, lần bị tuyên bố vỡ nợ thứ hai trong vòng 13 năm của Argentina. Bối cảnh này thật thê thảm, khiến người dân Argentina laị một lần nữa  mất lòng tin vào đồng peso và thị trường chợ đen đô la tại đất nước này tiếp tục hoành hành.

Trong những nỗ lực chặn việc buôn bán đồng USD trên chợ đen, chính phủ nước này ngày 17/11 ban hành sắc lệnh thành lập Cơ quan giám sát hoạt động thương mại (TOTU) nhằm giám sát hoạt động xuất-nhập khẩu và dòng tiền trong các giao dịch ngoại thương cũng như ngăn chặn nạn trốn thuế.

Tú Anh (theo Coha)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến