Tin liên quan
Rơi rụng
Báo cáo quý III/2014 về thị phần môi giới của các thành viên tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho thấy tốp 20 CTCK lớn hiện đang nắm giữ đến 80% thị phần, khoảng 70 CTCK khác chia nhau 20% thị phần còn lại.
Thị phần chỉ là một phần trong hoạt động của các CTCK nhưng nó nói lên sức mạnh của từng công ty. Ông Nguyễn Chí Trung, Phó Tổng Giám đốc CTCK Rồng Việt, cho biết nếu không có ngân hàng hậu thuẫn, các CTCK nhỏ khó tồn tại trong giai đoạn thị trường khó khăn vừa qua. Theo ông Trung, có nhiều yếu tố để một CTCK phát triển ổn định nhưng cái chính vẫn là vốn. Không có vốn thì không thể mở rộng bất kỳ hoạt động nào từ việc tăng dịch vụ tài chính, thu hút nhà đầu tư mở tài khoản đến tạo uy tín để tham gia các dịch vụ tư vấn khác. “Công ty giỏi tự doanh nhưng vốn hẻo thì cũng chỉ cầm cự qua ngày trong khi các CTCK mạnh ngày càng bành trướng ở mọi hoạt động nên thị phần càng bị tranh giành” - ông Trung nói.
Công ty Chứng khoán MBS và Công ty Chứng khoán VITS là trường hợp đầu tiên hợp nhất thành công trên thị trường chứng khoán Việt Nam Ảnh: TẤN THẠNH
Gần đây, hàng loạt CTCK bị cơ quan quản lý đưa vào diện kiểm soát đặc biệt vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân không bảo đảm chỉ tiêu an toàn tài chính. Một số công ty còn tệ đến mức không đủ tiền đóng phí thuê cổng kết nối đường truyền nên bị cắt kết nối với sở giao dịch. Trong đó phải kể đến những cái tên như: Công ty CP Chứng khoán Á Âu (AAS), Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHBS), Công ty TNHH Chứng khoán CIMB - Vinashin, CTCK Việt Tín (VTSS), CTCK Kenanga Việt Nam (KVS), CTCK VSM (VSM), CTCK Tonkin (HASC)….
Chết sao cho đẹp?
Tổng giám đốc một CTCK có quy mô nhỏ, vốn dưới 100 tỉ đồng, cho biết mấy năm nay, công ty ông luôn trong tình trạng bất ổn vì thiếu vốn, không thu hút nhà đầu tư. Tự doanh và môi giới chỉ đủ để công ty tồn tại chứ không có lợi nhuận, còn các dịch vụ khác rất khó kiếm tiền. Muốn giải thoát bằng cách kêu gọi nhà đầu tư góp vốn thì đỏ mắt tìm nhưng không ra.
TS Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng CTCK nào thời gian qua “tự sát” sớm, âm thầm rút khỏi thị trường xem ra nhẹ nhàng hơn vì càng kéo dài sự sống trong điều kiện “bệnh tật” thì càng mất cơ hội sử dụng vốn vào việc khác. Sáp nhập, hợp nhất hay giải thể là phương án mà các CTCK phải chọn lựa trong giai đoạn này. Việc hợp nhất, sáp nhập giữa các đơn vị sẽ giúp giảm chi phí, giảm lỗ và tăng cường năng lực cạnh tranh trong lúc thị trường còn lắm khó khăn. “Sau sáp nhập, hợp nhất thì CTCK được mang tên mới, quá khứ dù có “bị đen” cũng được xóa đi bằng “giấy khai sinh” mới sạch sẽ hơn vì các con số đã được làm đẹp qua báo cáo tài chính” - ông Chí nói.
Cũng có CTCK thay vì phải đầu tư, mở rộng hoạt động thì chọn cách mua lại 1 CTCK khác nhằm sử dụng tài sản cũng như khách hàng sẵn có. Mới đây, lãnh đạo CTCK Sen Vàng (GLS) đã đổi phương án, thay vì tuyên bố giải thể, bán tài sản chia cho cổ đông thì công ty thông báo sáp nhập với CTCK châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với tỉ lệ hoán đổi 1-1. Giá bán này giới tài chính nhận định là được nhưng hiện phía GLS phải chờ cổ đông của APEC thông qua. “Thủ tục giải thể phức tạp hơn sáp nhập. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, GLS bắt đầu có lãi nên hy vọng thủ tục sáp nhập được tiến hành sớm” - ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, Tổng Giám đốc GLS, chia sẻ.
Sự thành công của việc mua bán, sáp nhập các CTCK đến nay vẫn còn là ẩn số. Trong khi giới chứng khoán nhận định từ nay đến năm 2015 sẽ còn nhiều công ty phải tính đến chuyện giải thể nếu không muốn kéo dài sự sống bệnh tật, hao tốn tiền của nhà đầu tư.
Theo Người Lao Động
Nên đọc
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy