Trong báo cáo của China Steel liên quan đến cuộc họp HĐQT mới đây vào ngày 13/02/2015, thì HĐQT của China Steel đã thống nhất việc bỏ ra 939 triệu USD để mua thêm cổ phần trong Dự án Formosa Hà Tĩnh. Thương vụ này sẽ được thực hiện thông qua công ty con là China Steel Asia Pacific Holdings Pte. Ltd.
Giải thích về việc tăng vốn sở hữu với Formosa Hà Tĩnh (FHTSC), tập đoàn China Steel (CSC) cho biết đang có ý định chủ động đẩy mạnh chiến dịch phát triển tại khu vực nước ngoài. Sự liên kết giữa FHTSC và CSC sẽ đem lại lợi ích bổ sung cho nhau. Trước đây, CSC đã góp 5% vốn đầu tư vào FHTSC vào tháng 8/2010. Việc tăng vốn đầu tư của CSC đối với FHTSC lần này sẽ tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa 2 công ty và giúp CSC phần nào linh hoạt hơn trong việc triển khai phân phối đầu tư tại các khu vực Ấn Độ, Đông Nam Á và những vùng lân cận.
Được biết, CSC là công ty thép lớn nhất Đài Loan, chiếm hơn 50% thị trường nội địa, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á.
Báo cáo ngày 13/02/2015 của HĐQT China Steel về dự án Formosa Hà Tĩnh
Theo báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2014 của China Steel, tính đến 30/9/2014, tổng cộng nguồn vốn của Tập đoàn lên tới 684,36 triệu đô la Đài Loan, trong đó, vốn góp từ Bộ Kinh tế Trung Quốc chiếm 20,05% vốn cổ phần.
Đáp lại sự quan tâm đầu tư từ phía Đài Loan, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh – ông Nguyễn Thiện cam kết tỉnh sẽ đồng hành cùng nhà đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi, nhất là vào cuộc phối hợp trong việc GPMB, thủ tục đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, cấp phép lao động... để góp phần giúp các nhà đầu tư thành công ở Hà Tĩnh, cũng nhằm tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
Dự án này đang trong quá trình triển khai, ban đầu dự kiến đưa lò cao số 1 vào hoạt động trong tháng 5/2015, song do sự kiện đập phá trên công trường hồi tháng 5 năm ngoái, nên sẽ bị chậm tiến độ so với dự kiến. Mặc dù vậy, đại diện Formosa luôn khẳng định, sẽ nỗ lực để đưa Dự án vào hoạt động sớm nhất có thể.
Nếu kế hoạch này thành công, vào năm 2020, Dự án có 6 lò cao, sản lượng thép thô đạt 22,5 triệu tấn. Trong khi đó, Cảng Sơn Dương cũng sẽ được quy hoạch gồm 32 bến tàu, với lượng hàng hóa thông qua cảng là 85 triệu tấn. Ngoài ra, còn có một nhà máy điện với công suất lắp đặt 2.150 MW.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy