Trao đổi với Người Đưa Tin, Tiến sĩ Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS Việt Nam) cho biết, trung bình mỗi tháng, SPS Việt Nam nhận khoảng 100 thông tin về những thay đổi của các thị trường. Do đó, người dân, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần bám sát, theo dõi thông tin để kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất cho phù hợp với các quy định mới.
Tiến sĩ Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (ảnh nhân vật cung cấp)
Theo Tiến sĩ Nam, vấn đề hiện nay là người sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về các quy định sản xuất mới. Hai thị trường thường xuyên thay đổi, bổ sung yêu cầu về an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, nguồn gốc xuất xứ, bao bì nhãn mác sản phẩm là EU và Trung Quốc. Đây cũng là hai thị trường ngày càng có xu hướng kiểm soát chặt chẽ hơn về những yêu cầu trên.
Cũng theo Phó giám đốc Văn phòng SPS, sau đại dịch Covid-19, thói quen tiêu dùng, quy định và hàng rào kỹ thuật của một số thị trường có nhiều thay đổi quan trọng khiến cho các nhà sản xuất trong nước chịu nhiều bị động.
Sau đại dịch, thói quen tiêu dùng, quy định và hàng rào kỹ thuật của một số thị trường có nhiều thay đổi khiến cho các nhà sản xuất trong nước chịu nhiều bị động
Nhằm trợ giúp cho người dân, HTX và các doanh nghiệp, Văn phòng SPS Việt Nam đã phối hợp với nhiều chuyên gia, Viện nghiên cứu…liên tục cập nhật thông tin để cung cấp kịp thời cho các đơn vị. Các vướng mắc trong sản xuất, xuất khẩu của người dân, doanh nghiệp cũng được Văn phòng kịp thời giải đáp.
“Trước mắt, chúng tôi sử dụng hệ thống Zalo để giúp các doanh nghiệp biết được địa chỉ, đầu mối thông tin quốc gia về biện pháp SPS của các thị trường. Về lâu dài, Văn phòng sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền kiện toàn hệ thống SPS của Việt Nam, giúp cung cấp thông tin về thị trường một cách chính thức đến các đối tượng có liên quan. Phấn đấu đạt được mục tiêu của ngành nông nghiệp, sản xuất theo tín hiệu và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường”, Tiến sĩ Nam chia sẻ.
Về lâu dài, Phó giám đốc Văn phòng SPS cho biết, đơn vị đang hoàn thiện đề án nâng cao năng lực thực thi các Hiệp định thương mại tự do, xây dựng cổng thông tin SPS và kiện toàn hệ thống SPS của cả nước, giúp cho việc kết nối thông tin đến từng địa phương được cụ thể và kịp thời hơn.
Trước đó, ngày 1/1/2022, Lệnh 248 và 249 “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” và “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” của Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành chính thức có hiệu lực. Cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng EU thực hiện kiểm soát tại biên giới theo yêu cầu “cấm và hạn chế” (P&R) áp dụng đối với hàng hóa theo Điều 134 và 267 của Bộ luật Hải quan EU, đã đem đến rất nhiều sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu hàng hóa của hai thị trường này khiến nhiều doanh nghiệp, HTX xuất khẩu nông sản Việt Nam gặp nhiều lúng túng. |
Tác giả: Lê Tuấn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy