Chỉ còn lại 35 ngày trước khi người Anh đến với thùng phiếu, Ủy ban Chính sách tiền tệ của BOE với 9 thành viên (MPC), do Mark Carney đứng đầu, đã bỏ phiếu để giữ nguyên lãi suất ở mức 0,75%.
Bảy nhà hoạch định chính sách, bao gồm Carney, đã bỏ phiếu ủng hộ việc giữ nguyên lãi suất, nhưng Jonathan Haskel và Michael Saunders gây ngạc nhiên cho thị trường tài chính khi bỏ phiếu cho lựa chọn giảm lãi suất 25 điểm cơ bản.
Đồng bảng Anh giao dịch ở mức thấp một GBP “ăn” 1,2808 USD vào khoảng 1:30 chiều qua theo giờ Luân Đôn, giảm hơn 0,3%.
Giao dịch của đồng bảng Anh so với đô la Mỹ phiên thứ Năm theo giờ địa phương.
“Gần đây, với nguy cơ Brexit không có thỏa thuận đã giảm, chúng tôi hy vọng sự không chắc chắn với chi tiêu hộ gia đình và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ giảm. Chúng tôi cũng hy vọng tăng trưởng toàn cầu sẽ phục hồi dần dần”, BOE cho biết trong Báo cáo chính sách tiền tệ của mình.
Ngân hàng trung ương cho rằng những cải thiện này sẽ hỗ trợ tăng trưởng ở Anh, nhưng cũng thừa nhận nếu điều đó không xảy ra thì cơ quan này “có thể phải hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng và đảm bảo rằng lạm phát đạt mục tiêu 2% một cách bền vững”.
Saunders và Haskel cho biết phiếu bầu của họ cho việc cắt giảm lãi suất được thúc đẩy bởi nhu cầu tuyển dụng lao động giảm, rủi ro giảm giá từ nền kinh tế toàn cầu và Brexit.
Các thành viên khác của MPC đề nghị sẵn sàng cắt giảm lãi suất trong những tháng tới, nếu cần, nhưng không bỏ phiếu ủng hộ chi phí vay thấp hơn trong tháng 11 vì nền kinh tế Anh đã đạt được phần lớn mục tiêu đặt ra từ ba tháng trước.
“Đây là một sự thay đổi rõ ràng trong cán cân quan điểm chính sách của BOE so với sự thống nhất trước đó, điều này dường như đang phát đi tín hiệu mới từ ngân hàng trung ương, rằng có khả năng quan điểm chính sách sẽ chia rẽ hơn nữa trong nội bộ MPC sau sự ra đi của Thống đốc Carney vào đầu năm 2020”, Lena Komileva, nhà kinh tế trưởng tại G+Economics, cho biết trong một lưu ý.
Sự không chắc chắn của Brexit
Nhiều điều đã thay đổi trong môi trường chính trị Anh kể từ khi MPC bỏ phiếu lần cuối để giữ lãi suất không đổi vào giữa tháng Chín.
Thủ tướng Boris Johnson đã thất bại khi không thể thúc đẩy thỏa thuận Brexit của mình để được Nghị viện thông qua, khiến lãnh đạo đảng Bảo thủ đã phải yêu cầu gia hạn Brexit kêu gọi một cuộc bỏ phiếu gấp gáp vào ngày 12/12 tới.
EU đã đồng ý đẩy lùi thời hạn Brexit cho đến cuối tháng 1/2020, với khả năng Anh có thể rời khỏi khối sớm hơn nếu các nhà lập pháp nước này phê chuẩn thỏa thuận đã thống nhất với EU.
Các nhà kinh tế tin rằng BOE sẽ cắt giảm lãi suất vào một thời điểm nào đó trong năm tới, trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và bất ổn Brexit vẫn duy trì.
Trước cuộc bỏ phiếu chia rẽ quan điểm của ngân hàng trung ương nêu trên, kỳ vọng thị trường cho việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào cuối năm 2020 ở mức 55%, theo CME BOE Watch Tool. Ngay sau thông báo bất ngờ vào thứ Năm, kỳ vọng đã tăng vọt lên tới 80%.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong những tháng gần đây, nhưng cho đến nay BOE đã không đi theo hướng chính sách đó.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy