Đồng yen tăng giá báo hiệu kinh tế toàn cầu đối mặt với khó khăn.
Trước đây, việc đồng yên lên giá trong những giai đoạn ngắn như khi Nga vỡ nợ vào năm 1998 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là dấu hiệu căng thẳng báo trước cho các thị trường.
Giới quan sát thị trường cho rằng đợt tăng giá lần này của đồng yên báo hiệu kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những khó khăn ở phía trước.
Các khảo sát mới đây cho thấy, hoạt động của các nhà máy ở châu Âu và Trung Quốc đang chậm lại và nhu cầu giảm đã buộc tập đoàn Apple (Mỹ) quyết định hạ dự báo doanh số, khiến các thị trường toàn cầu biến động.
Trong một môi trường như vậy, đồng yên có xu hướng lên giá. Thặng dư tài khoản vãng lai lớn của Nhật Bản có nghĩa các thị trường toàn cầu nhìn nhận đồng yên là tài sản an toàn.
Nhưng ngay cả khi ngày càng có thêm dấu hiệu về những khó khăn của kinh tế toàn cầu, các ngân hàng trung ương mà đi đầu là Mỹ đang phát đi tín hiệu về việc sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Điều này đang gây lo ngại rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ quá mạnh sẽ khiến nền kinh tế giảm tốc. Trong khi đó, lãi suất thực tại Mỹ sau khi điều chỉnh theo lạm phát đã ở mức cao nhất trong gần ba năm.
Đồng yen đã trở thành tài sản an toàn đối với các nhà đầu tư trong nhiều năm, dù tăng trưởng kinh tế của nước này tương đối yếu và lãi suất cho vay cũng như lãi suất trái phiếu thấp, thậm chí là âm.
Sự lên giá của đồng yên xuất hiện vài tháng sau khi diễn ra hoạt động bán tháo ở các thị trường mới nổi hồi mùa hè năm ngoái.
Điều này cho thấy khối lượng lớn đầu tư của Nhật Bản ở nước ngoài đã tập trung tại các thị trường phát triển như Mỹ.
Từ cuối tháng Ba đến đầu tháng 10/2018, chứng khoán Mỹ tăng 13% và đồng USD tăng giá trên 9% so với đồng yên khi lãi suất tại Mỹ tăng và căng thẳng thương mại đã hỗ trợ cho đồng bạc xanh.
Các nhà đầu tư Nhật Bản thường dồn phần lớn số vốn vào các thị trường phát triển và những biến động trên các thị trường phát triển đã làm bật ưu thế là nơi trú ẩn an toàn của đồng yen trong những tuần gần đây.
Các nhà đầu tư nước này đã đẩy mạnh mua vào các tài sản rủi ro của Mỹ như chứng khoán với kỳ vọng lợi nhuận cao. Kể từ năm 2010, họ mua thêm trên 400 tỷ USD các tài sản ở Mỹ, phần lớn là chứng khoán.
Đồng USD giảm xuống 104,10 yên vào đầu phiên giao dịch 3/1 tại châu Á, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2018, trước khi phục hồi lên 107,64 yen/USD.
Đồng tiền của Nhật Bản đã tăng trên 6,5% trong năm phiên vừa qua và là đồng tiền tăng giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 12/2018.
Đồng tiền của các thị trường mới nổi như đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ và đồng rand của Nam Phi đã chịu tác động mạnh nhất. Đồng lira giảm hơn 7% so với đồng yên, trong khi đồng rand giảm gần 4%.
Các nhà đầu tư lo ngại về cả hai quốc gia phụ thuộc lớn vào đầu tư nước ngoài để giải quyết vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai.
Theo Bnews
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy