Thủy điện Hồi Xuân có công suất 103MW, là công trình thủy điện lớn thuộc quy hoạch điện lực quốc gia. Dự án được triển khai đầu tư từ năm 2007, do Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam VNECO làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do không đủ năng lực tài chính, đơn vị này phải dừng thi công.
Năm 2015, dự án được chuyển giao cho Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại – Sản xuất – Xây dựng Đông Mê Kông (Công ty Đông Mê kong) và được Chính phủ bảo lãnh cho khoản vay thương mại 125 triệu USD từ ngân hàng Goldman Sachs ( Mỹ). Nhờ đó, dự án được thi công trở lại năm 2017. Tuy nhiên, vì thiếu vốn, chủ đầu tư đã dừng thi công gần 2 năm nay. Tình trạng ì ạch của dự án 13 năm qua khiến người dân và chính quyền địa phương bức xúc.
Đại diện đơn vị thi công cho biết, dự án đã đạt 90% khối lượng thi công xây lắp các công trình chính, diện tích đất thu hồi đã đạt hơn 88%. Hiện nay còn một số hạng mục chưa được thi công như công trình đường chống ngập ở các bản Phé, Mý, Bá xã Phú Xuân; bản Chiềng xã Phú Sơn, cầu treo Phú Xuân và cầu treo Chiềng. Ngoài ra, 5 công trình trường học, trạm y tế phải hoàn trả vẫn chưa có tiền chi trả cho UBND huyện Quan Hóa để thi công.
Nguyên nhân vướng mắc lớn nhất của dự án là thiếu vốn. Để đảm bảo dự án hoàn thiện, chủ đầu tư cần thêm ít nhất 280 tỷ đồng.
Theo báo cáo của ông Lê Tiến Lam, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa, năm 2010 chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với giá bán điện trung bình năm là 657 đồng/kWh. Do dự án thi công kéo dài, điều chỉnh thiết kế và điều kiện thủy văn khiến điện lượng giảm xuống, cùng với yếu tố trượt giá nên tổng mức đầu tư dự án tăng lên (khoảng 1.169 tỷ đồng). Ngoài khoản vay 125 triệu USD từ ngân hàng của Mỹ, doanh nghiệp phải vay thêm vốn từ các tổ chức tín dụng.
“Để vay được, điều kiện là phải có phương án giá điện chính ký với EVN để chứng minh tính hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án. Tuy nhiên, với giá điện đã ký năm 2010 thì dự án không đảm bảo khả năng thu hồi vốn”, báo cáo nêu rõ.
Đến nay Chính phủ đã cho phép điều chỉnh giá điện cho dự án, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa hoàn tất việc đàm phán giá điện (1.778,4 kWh, mức giá để dự án thu hồi vốn). Hàng năm chi phí phát sinh của thủy điện Hồi Xuân tăng liên tục khoảng 290 tỷ đồng/năm gồm lãi vay, phí bảo hiểm, phí bảo dưỡng công trình…
“Khó khăn về tài chính của dự án này là vô cùng nghiêm trọng và cấp cách”, lãnh đạo Sở Công thương khẳng định.
Sở Công Thương đã đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành tạo điều kiện cho chủ đầu tư dự án này sớm đàm phán kết hợp đồng mua bán điện với EVN để dự án huy động được nguồn vốn bổ sung, hoàn thiện công trình và đi vào phát điện.
Trường hợp Chính phủ xét thấy chủ đầu tư không đủ năng lực hoàn thành dự án thì xem xét phương án thu hồi dự án, giao cho nhà đầu tư khác để tránh lãng phí tài nguyên quốc gia.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy