Đồng USD sẽ giảm giá trong năm tới, và không chỉ bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể dừng tăng lãi suất - hãng tin CNBC dẫn một báo cáo của ngân hàng Morgan Stanley nhận định.
Với nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2019, FED nhiều khả năng sẽ tạm dừng việc tăng lãi suất vào giữa năm sau, theo đó khiến đồng bạc xanh yếu đi.
Tuy nhiên, quan trọng hơn là những nền kinh tế lớn khác như châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc giờ đây đang đầu tư ít đi trên thị trường tài chính toàn cầu, dẫn tới nhu cầu đối với đồng USD có thể sẽ giảm - ông Hans Redeker, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối toàn cầu thuộc Morgan Stanely, nhận định.
Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi Mỹ có thâm hụt ở cả cán cân tài khóa và vãng lai nên nước này cần có khách mua trái phiếu mà Bộ Tài chính nước này phát hành. Thâm hụt tài khóa xảy ra khi một chính phủ chi vượt thu, còn thâm hụt vãng lai xảy ra khi một quốc gia thu về từ xuất khẩu ít hơn chi cho nhập khẩu.
"Khi một quốc gia phát hành nợ, quốc gia đó cần khách mua nợ. Quốc gia đó sẽ phải dựa vào sự sẵn có của nguồn vốn trên thị trường toàn cầu... Hiện nay, sự sẵn vốn này đang giảm mạnh", ông Redeker nói với CNBC hôm 29/11.
Kết quả là, sẽ có ít vốn hơn được rót để bù đắp các thâm hụt của Mỹ, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng, một phần do FED nâng lãi suất, và sự khởi sắc kinh tế Mỹ năm nay đã khuyến khích giới đầu tư chuyển vốn vào thị trường Mỹ. Điều này dẫn tới nhu cầu USD tăng lên, khiến đồng tiền này tăng giá trong phần lớn thời gian của năm 2018.
Từ đầu năm đến nay, Dollar Index - chỉ số đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác - đã tăng khoảng 4,9%. Tuy nhiên, Morgan Stanley dự báo Dollar Index sẽ giảm từ mức khoảng 97 điểm hiện nay xuống còn 85 điểm vào quý 4/2019 và mức 81 điểm vào cuối năm 2020, theo báo cáo Triển vọng ngoại hối toàn cầu mới nhất của ngân hàng này.
Đồng USD tăng giá năm nay nhờ dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào tài sản Mỹ, nhưng khi nhà đầu tư tìm được nguồn lợi nhuận tốt hơn ở nơi khác, nhiều khả năng họ sẽ rút tiền khỏi Mỹ - ông Redeker nhấn mạnh. Điều này đặc biệt đúng khi giờ đây một số thị trường mới nổi đang bắt đầu mang lại mức lợi nhuận tốt hơn trong tương quan so sánh với thị trường Mỹ.
Đầu tuần này, Morgan Stanley nâng đánh giá các thị trường chứng khoán mới nổi từ khuyến nghị giảm tỷ trọng nắm giữ (underweight) lên nâng tỷ trọng nắm giữ (overweight), đồng thời giảm đánh giá chứng khoán Mỹ xuống khuyến nghị giảm tỷ trọng nắm giữ.
Động thái này của Morgan Stanley được dựa trên dự báo của ngân hàng này rằng các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng trưởng vững trong năm 2019, trong khi kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc.
Theo VnEconomy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy