Tin liên quan
Sáng nay (6/10), tại lễ công bố báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế châu Á- Thái Bình Dương, chuyên gia kinh tế WB Việt Nam ông Sandeep Mahajan không tỏ ra bất ngờ khi 3 trụ cột tái cấu trúc nền kinh tế đang diễn ra khá chậm chạp, nhất là mảng ngân hàng, DNNN.
Ông Sandeep Mahajan nhận định:” Không chỉ riêng Việt Nam mà bất kì quốc gia nào khi trải qua sự chuyển mình này đều gặp trở ngại nếu thông tin thiếu minh bạch và không có đường lối rõ ràng”. Chuyên gia WB nhấn mạnh, thông tin tài chính của các ngân hàng cần công khai, minh bạch hơn
Quá trình tái cấu trúc ngân hàng hay DNNN không phải việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều, đòi hỏi phải có chính sách đồng bộ, thị trường mạnh để doanh nghiệp có nhiều cơ hội “bán được hàng” khi quyết định đưa cổ phiếu ra thị trường. Bên cạnh đó, việc quan trọng và cốt yếu đó là công khai minh bạch các thông tin tài chính thì việc này, ở Việt Nam còn rất yếu để có thể trở thánh động lực thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế.
“Chính phủ cần cải thiện nhiều hơn về mặt chính sách, thông tin tài chính của các DN, ngân hàng cần sát thực tế và minh bạch hơn” – ông Sandeep nói. Chúng ta hoàn toàn không lạ gì với việc giấu nhẹm nợ xấu, tín dụng tăng trưởng kém để báo cáo tài chính được xử lý cho đẹp lòng nhà đầu tư.
Báo cáo tài chính các ngân hàng, DNNN thường được "xử đẹp"
Tại bản báo cáo về kinh tế công bố sáng 6/10, các chuyên gia kinh tế của WB cũng dự báo, tăng trưởng GDP cả năm 2014 của Việt Nam sẽ chỉ khoảng 5,4%. Như vậy, so với dự báo mà Chính phủ Việt Nam đưa ra tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9 thì dự báo về tốc độ tăng GDP của WB đưa ra thấp hơn khoảng 0,4 điểm phần trăm.
Vậy đâu là nguyên nhân đang “kìm hãm” sự tăng trưởng của Việt Nam? Trả lời câu hỏi này, vị chuyên gia của WB thẳng thắn, đó là sức sản xuất nội địa đang quá yếu tớt. Tính tới hết quý 3/2014, dù giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đang chậm lại, nhưng số vốn đăng ký không ngừng gia tăng, trong khi sản xuất nội địa vẫn đang rất “uể oải”.
“Việt Nam đang có điều kiện phù hợp để đẩy mạnh xuất khẩu, vốn có vai trò làm động lực thúc đẩy thương mại toàn cầu trong vòng 20 năm qua. Việt Nam nên chớp lấy thời cơ này” – ông nói. Muốn cải thiện tốc độ tăng trưởng, chuyên gia kinh tế trưởng WB nhận định, Chính phủ phải cân nhắc ngay việc cải thiện dịch vụ thương mại, kho vận; quyết tâm đẩy nhanh và mạnh hơn tái cấu trúc DNNN, hệ thống ngân hàng. Cùng với đó, Việt Nam phải giải quyết những yếu kém xuất phát từ chính sách tài khóa, cải cách cơ cấu nhằm tăng khả năng về xuất khẩu.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy