Ngày 12/1, Tổng cục Hải quan cho biết, vừa nhận được văn bản của Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đề nghị Cục Giám sát quản lý về Hải quan (thuộc Tổng cục Hải Quan) cung cấp bản sao chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đối với các lô đường mía nhập khẩu (NK) từ 5 nước (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar từ 1/10/2020 đến 30/9/2021. Cục Phòng vệ thương mại đề nghị Tổng cục Hải quan hỗ trợ, cung cấp tài liệu nêu trên trước 11/2/2022.
Trước đó, ngày 21/9/2021, Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với một số sản phẩm đường mía NK từ 5 nước trên.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm 2021, lượng đường mía NK từ 5 nước trên vào Việt Nam tăng gấp 5 lần (từ 151,5 nghìn tấn lên hơn 757 nghìn tấn) so với cùng kỳ 10 tháng đầu năm 2020. Đáng lưu ý, toàn bộ số đường này đều hưởng mức thuế ưu đãi 5% (hoặc thấp hơn đối với đường xuất xứ từ Lào theo Hiệp định biên giới Việt - Lào), trên cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ C/O mẫu D của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Ngày 5/1/2022, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) có công văn gửi Cục Phòng vệ thương mại và Tổng cục Hải quan cho biết có nhiều dấu hiệu bất thường với C/O cấp cho mặt hàng đường tinh luyện NK từ các nước ASEAN trên.
Cụ thể, về nguồn gốc, theo VSSA, đa số đường tinh luyện NK trên được sản xuất tại các nhà máy luyện đường ở Indonesia và Malaysia với nguyên liệu chủ yếu từ đường thô NK, vì Malaysia không trồng mía, còn Indonesia có trồng mía nhưng không đủ cho nhu cầu sản xuất đường trắng trong nước, phải NK bổ sung.
“Theo báo cáo của Tổ chức đường thế giới (ISO), Indonesia và Malaysia là hai quốc gia NK đường thô với số lượng lớn hằng năm để phục vụ luyện đường. Hai quốc gia này NK đường thô từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Thái Lan và các quốc gia ngoài ASEAN như Úc, Brazil, Nam Phi….(Năm 2020, Indonesia chỉ nhập 36% đường thô từ Thái Lan, còn Malaysia chỉ nhập 2,8% đường thô từ Thái Lan). Như vậy, thực chất phần lớn đường tinh luyện NK vào Việt Nam từ hai quốc gia này đều có nguồn gốc từ các nước ngoài ASEAN”, VSSA cho hay.
Theo VSSA, chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2021, dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng đường nhập vào Việt Nam từ Indonesia và Malaysia lần lượt là gần 267.000 tấn và 154.000 tấn. Toàn bộ lượng đường tinh luyện này đều có C/O mẫu D (được hưởng thuế suất ưu đãi 5%). Theo quy định của ATIGA, mặt hàng đường mía chỉ được cấp C/O mẫu D nếu có chứa không ít hơn 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất kỳ một nước thành viên ASEAN nào trong thành phần của hàng hóa.
Trên cơ sở những dấu hiệu bất thường về C/O mẫu D cho các lô hàng đường tinh luyện nhập khẩu từ Indonesia và Malaysia trong năm 2021, VSSA đề xuất cơ quan điều tra xem xét, kiểm tra, xử lý theo quy định.
Tác giả: Tuấn Nguyễn - KNB
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy