ECB khuyến cáo Pháp, Italy và Bồ Đào Nha cải cách tài chính
22/04/2015 09:34:40
Trong bản báo cáo thường niên cho năm 2014 của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố ngày 20/4, Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi Pháp, Italy và Bồ Đào Nha phải thực hiện các biện pháp kiên quyết để cải cách thể chế.

Tin liên quan

Trụ sở ngân hàng Banco Espirito Santo. (Nguồn; AFP/TTXVN)

Trong bản báo cáo thường niên cho năm 2014 của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố ngày 20/4, Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi Pháp, Italy và Bồ Đào Nha - 3 quốc gia đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng về chi tiêu tài chính, phải thực hiện các biện pháp kiên quyết để cải cách thể chế.

Phóng viên TTXVN tại Roma dẫn nội dung báo cáo trên của ECB cho thấy nỗ lực thực hiện các khuyến cáo do ECB đưa ra với 3 ba quốc gia trên là "đáng thất vọng." 

Mặc dù, theo Chủ tịch ECB Mario Draghi, trong năm 2014, ngân hàng này đã có những nỗ lực lịch sử với hy vọng đưa sự tăng trưởng trở lại mang tính bền vững cho khu vực châu Âu.

Ông Mario Draghi nhận định trong năm 2014, ECB đã tích cực triển khai rất nhiều công việc đang dở dang của nhiều năm trước để tạo ra kết quả tích cực ở cấp độ chính sách. 

Chính vì vậy, châu Âu hoàn toàn có thể tin tưởng rằng những kết quả đạt được chưa thực sự đồng nhất trong năm 2014 sẽ được củng cố bền vững hơn trong năm nay. 

Chủ tịch ECB dự đoán tình hình giảm phát tại Liên minh châu Âu (EU) sẽ chấm dứt với mức lạm phát tăng lên gần 2%.

Trước đó, ngày 15/4, tại cuộc họp báo ở thành phố Frankfurt (Đức), ông Draghi khẳng định chương trình kích thích kinh tế của ngân hàng này đang phát huy tác dụng và thúc đẩy kinh tế của 19 quốc gia thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). 

Do đó, ECB sẽ tiếp tục triển khai đầy đủ chính sách tiền tệ hiện nay với việc giữ nguyên lãi suất cơ bản, hiện đang ở mức thấp lịch sử 0,05%.

Hai lãi suất cơ bản khác là lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay thanh khoản cũng được ECB giữ nguyên, lần lượt ở mức âm 0,2% và dương 0,3%.

Hiện, Eurozone đang đối mặt với "nguy cơ Grexit" (buộc phải loại Hy Lạp ra khỏi khối) khi các cuộc đàm phán với chính phủ mới tại Hy Lạp không đạt kết quả. 

Hy Lạp tiếp tục đòi giảm bớt các điều kiện tài chính hà khắc mà các chủ nợ quốc tế yêu cầu Athens thực hiện để đổi lấy các khoản vay cứu trợ tài chính mới trị giá hàng tỷ USD./.

Theo TTXVN/Vietnam+
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến