Đà giảm phiên sáng nay được nối tiếp phiên lao dốc mạnh chiều qua (24/1), nhiều cổ phiếu nhóm bất động sản và xây dựng trở lại đà rơi bất tận sau nhịp bắt đáy không thành công cuối tuần trước của nhiều nhà đầu tư. Tâm lý nghỉ Tết và sự chờ đợi cuộc họp chính sách Fed trong tuần này có ảnh hưởng tới chứng khoán thế giới vẫn đang chi phối giao dịch của các nhà đầu tư trong nước.
Ngoài ra một số nhà đầu tư dùng đòn bẩy lớn cũng giảm tỷ trọng vay để tránh rủi ro trước một kỳ nghỉ lễ dài.
Điểm kỳ vọng hiện tại của thị trường vẫn là nền tảng lãi suất thấp khiến dòng tiền buộc phải tìm kiếm kênh sinh lời tốt hơn, chứng khoán là lựa chọn hàng đầu. Tiếp theo là gói kích thích kinh tế cũng như thông tin mùa công bố kết quả kinh doanh đang diễn ra, các chính sách về cổ tức, phát hành thêm ở mùa đại hội đồng cổ đông sắp đến,...
Các thông tin đan xen khiến thị trường giảm điểm nhưng lực cầu bắt đáy luôn sẵn sàng, nhiều room chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư không nghỉ Tết nếu thị trường tiếp tục giảm sâu.
Điều này giúp cho thị trường phiên sáng nay dù không tích cực nhưng dao động rất mạnh ở vùng hỗ trợ mạnh 1.400-1.425 điểm.
Nếu mua chứng khoán phiên hôm nay thì vẫn có thể kịp thoát hàng T+3 trước Tết, còn từ phiên ngày mai các nhà đầu tư phải sẵn sàng chờ đón một cái Tết với lượng cổ phiếu chỉ có thể giao dịch sau 1 tuần nghỉ Tết nguyên đán.
Diễn biến chính trong phiên giao dịch sáng nay 25/1, ngay khi mở cửa thị trường đã ngay lập tức giảm điểm, test lại ngưỡng 1.430 ngay khi mở cửa và sau đó bật lên.
Tưởng chừng đà hồi phục tiếp diễn, nhưng lực bán dần gia tăng trên bảng điện tử, dù không còn mạnh như hôm qua, nhưng vẫn trên diện rộng và đủ khiến VN-Index quay đầu giảm, và lần này chỉ số bất ngờ còn rơi sâu do chịu thêm tác động từ chính trụ cột hôm qua là VCB suy yếu. Chỉ tới khi về dưới 1.425 điểm, chỉ số mới bật lên, thu hẹp đà giảm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Trên bảng chính, nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng phần lớn giảm, nhưng điểm nhấn đang thuộc về CII, LDG, HHV, FCN cùng các cổ phiếu họ FLC, khi đang hút giao dịch cao nhất sàn, nhưng giá cổ phiếu lại giảm sàn từ khá sớm.
Ngoài ra, cặp đôi HAG-HNG cũng chịu lực bán lớn và giảm mạnh, với HAG có thời điểm giảm sàn, thanh khoản đang tạm dẫn đầu HOSE với hơn 19 triệu đơn vị khớp lệnh.
Nhóm ngân hàng sáng nay quay đầu giảm điểm trở thành lực cản mạnh khiến chỉ số không bật tăng trở lại được. Bệ đỡ cho thị trường phiên hôm nay trong nhóm ngân hàng chỉ còn cái tên TCB, ngoài ra có một số cổ phiếu bất động sản vốn hóa lớn như VHM, NVL, VRE,...
Thanh khoản chậm lại, các trụ cột được kỳ vọng là nhóm ngân hàng cũng hụt hơi trong bối cảnh lực bán vẫn tiềm ẩn rất lớn, khiến VN-Index từ đáy dưới 1.425 điểm không thể về tham chiếu mà còn đi xuống và thêm một lần test thành công ngưỡng 1.430 điểm ở những phút cuối phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 106 mã tăng và 323 mã giảm, VN-Index giảm 9,51 điểm (-0,66%), xuống 1.430,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 399,1 triệu đơn vị, giá trị 11.297,6 tỷ đồng, giảm hơn 8% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 15,4 triệu đơn vị, giá trị 909,1 tỷ đồng.
Nhóm bluechip phân hóa mạnh, với các cổ phiếu ngân hàng là đại diện, khi mà những TCB, ACB, TPB, CTG kết phiên tăng, các mã HDB, STB, VPB đứng tham chiếu và phần còn lại chìm trong sắc đỏ.
Trong đó, TCB phiên này là bluechip tăng tốt nhất +2,4% lên 51.500 đồng, sau khi công bố kết quả kinh doanh 2021 ấn tượng với lợi nhuận tỷ USD.
Các mã khác trong nhóm biến động với biên độ hẹp, trừ cổ phiếu VCB, vốn là trụ đỡ chính của thị trường hôm qua, đã bay mất 2,4% trong phiên hôm nay xuống 90.800 đồng và là lực cản lớn nhất với VN-Index với 2,6 điểm tiêu cực.
Ở những mã khác, GAS, KDH, VNM giảm mạnh nhất rổ VN30 với mức giảm 2,7%, 2,4% và 1,7% và ngược lại là POW +2,3% lên 15.850 đồng và VRE +1,6% lên 31.500 đồng.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, áp lực xả hàng vẫn rất mạnh ở những cái tên HAG, CII, LDG, HHV, TSC, FCN, DRH, QCG, NBB, HAR cùng họ nhà FLC với FLC, ROS, AMD, HAI, khi tất cả đều giảm về mức giá sàn, trắng bên mua, thanh khoản thuộc top cao nhất thị trường.
Trong đó, HAG khớp lệnh dẫn đầu HOSE với 22,1 triệu đơn vị, FLC khớp 16 triệu đơn vị, CII khớp 11,5 triệu đơn vị, ROS khớp 11,2 triệu đơn vị, LDG khớp 10,5 triệu đơn vị…
Giảm mạnh không ít còn có ITA, IDI, HQC, LGL, TLD, PTC, DPG, PXI, DIG, HID, HNG, GEX, SJF, CTS, QBS, KHP, TTF, với mức giảm từ 3,9% đến hơn 6%, với GEX khớp 11,1 triệu đơn vị, HQC khớp 9,4 triệu đơn vị, HNG khớp 7,68 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, đáng chú ý nhất là một cổ phiếu ngành ngân hàng là LPB, khi tăng vọt 4,9% lên 22.550 đồng, khớp lệnh tới gần 13 triệu đơn vị, sau khi có thông báo của HNX về việc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sẽ bán đấu giá hơn 122 triệu cổ phiếu LPB tương đương 10,15% vốn, với giá khởi điểm 28.930 đồng/cổ phiếu.
Bên cạnh đó là TGG, khi là cổ phiếu duy nhất tăng kịch trần trên sàn HOSE, +6,6% lên 13.650 đồng, khớp hơn 0,32 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index chủ yếu giao dịch dưới tham chiếu, dù có thời điểm giằng co và chớm xanh trong phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 61 mã tăng và 132 mã giảm, HNX-Index giảm 2,1 điểm (-0,52%), xuống 398,67 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 41,7 triệu đơn vị, giá trị 1.069,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,91 triệu đơn vị, giá trị 107,5 tỷ đồng.
Phần lớn các mã giao dịch sôi động nhất đều giảm, trong đó, không ít vẫn giảm mạnh như VKC -8,1% xuống 9.100 đồng, ART -6% xuống 9.400 đồng, PVL -5,4% xuống 10.600 đồng, APS -4,6% xuống 26.700 đồng, PVS -2,8% xuống 28.200 đồng, DL1 -3,6% xuống 10.800 đồng và đáng kể nhất là KLF, khi giảm sàn -10% xuống 5.400 đồng, khớp lệnh cao nhất HNX với hơn 7,36 triệu đơn vị.
Trái lại, CEO phiên này là trụ đỡ, khi +3,3% lên 58.900 đồng, khớp lệnh cũng chỉ đứng ngay sau KLF với hơn 4,7 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu lớn cũng nhích lên như SHS +1,4%, IDI +0,3%, L14 +3,6% và NVB +5,1% lên 31.000 đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng giằng co, rung lắc, nhưng phần lớn thời gian giao dịch là ở trên tham chiếu, dù các cổ phiếu có thanh khoản cao đều kết phiên giảm.
Phiên này, VHG thanh khoản vượt trội với 3,11 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng giảm mạnh 7,4% xuống 8.700 đồng, BSR theo sau với 2,96 triệu đơn vị khớp lệnh và giảm 2,4% xuống 24.200 đồng.
Các cổ phiếu OIL, VGT, BVB, LMH, SBS, ABB, DDV, TCI cũng chìm xuống dưới tham chiếu.
Một vài cổ phiếu còn tăng là PAS +0,5%, C4G +10,7% lên 21.700 đồng, G36 +2,3% lên 17.700 đồng, BOT +6,4% lên 11.700 đồng.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,23 điểm (+0,22%), lên 106,94 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 22,84 triệu đơn vị, giá trị 429,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,31 triệu đơn vị, giá trị 88,2 tỷ đồng.
Tác giả: Lạc Nhạn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy