Tin liên quan
Đồng Rúp đã phục hồi 55% giá trị so với cuối năm ngoái. Ảnh: CNBC
CNN dẫn số liệu thống kê cho thấy vào tháng 1/2014, trước khi nổ ra khủng hoảng Ukraine và Nga lãnh trừng phạt, 1USD đổi được 33 Rúp. Cuối năm, khi dầu mất giá và các lệnh trừng phạt được tung ra, 1USD đổi được 80 Rúp.
Hiện tại, chỉ cần 53 Rúp là đã đổi được 1USD. Như vậy, đồng Rúp đã phục hồi 55% giá trị so với cuối năm ngoái.
Đây cũng là lý do để Bộ trưởng tài chính Nga - Anton Siluanov – tuyên bố Rúp đã trở thành một “đồng tiền vững mạnh”. Tuy nhiên tạp chí Quartz lại chỉ ra 3 điểm sai trong khẳng định của ông này cùng các quan chức kinh tế Nga.
“Khủng hoảng đã qua, Rúp đã trở thành một đồng tiền vững mạnh”
Đây là khẳng định của ông Anton Siluanov. Đúng là đồng Rúp đã tăng giá so với euro và USD trong những tuần gần đây, nhưng nếu nhìn trên tổng thể quý I, đà tăng giá vẫn còn khiêm tốn.
Tỷ lệ tăng trưởng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng “low base” – một mức thay đổi nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ lớn nếu giá trị tuyệt đối ban đầu nhỏ. Vài tháng trước, các nhà đầu tư phòng vệ nôn nóng thải Rúp đi đến nỗi họ đẩy giá đồng tiền xuống mức thấp chưa từng thấy.
Tỷ giá RUB/USD trong một tháng. Biểu đồ: Bloomberg
Tỷ giá RUB/USD tính từ đầu năm 2015. Biểu đồ: Bloomberg
Ngoài ra, minh chứng cho thấy đồng Rúp chưa thể là đồng tiền vững mạnh là tỷ giá biến động dữ dội. Hiếm có đồng tiền ổn định nào giảm xuống còn 33 đơn vị đổi 1 USD, rồi lại tăng vọt lên 80, sau đó trôi về 54 đơn vị chỉ trong vài tháng.
Có thể ông Anton Siluanov ngụ ý biên độ lớn như vậy sẽ không xuất hiện trong những tháng tới, nhưng đây cũng là một dự đoán thiếu căn cứ. Đồng Rúp phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại lai, như tình hình tại Ukraine, lệnh trừng phạt, giá dầu.
Các nhân tố này tạm bình ổn trong hiện tại, nhưng không ai có thể dám chắc chúng sẽ không thay đổi một lần nữa trong tương lai.
Giá dầu xuống thấp nhưng Rúp không giảm, suy ra Rúp vững mạnh
Theo tờ Bưu điện Washington, các nhà kinh tế dự đoán đồng Rúp sẽ tiếp tục giảm chừng nào giá dầu chưa thoát đáy vì Nga lệ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ.
Tuy nhiên trên thực tế, giá dầu vẫn chưa ngóc đầu nhưng Rúp đã dần tăng giá so với USD.
Nhìn lại lịch sử, rõ ràng bản tệ Nga phụ thuộc nặng nề vào thị trường dầu mỏ. Cuối năm 2014, các nhà đầu tư đã bán tháo đồng Rúp, không chỉ vì giá dầu giảm, mà vì họ không biết bao giờ nó sẽ xuống đáy.
Rất nhiều trong số đó cho rằng giá dầu sẽ giảm xuống 30USD, thậm chí 20USD/thùng, và nỗ lực đón sóng thị trường tiền tệ.
Giờ khi giá dầu đã bình ổn trong ngưỡng 51-62USD/thùng trong hơn 2 tháng, không có lý do gì để các nhà đầu tư hoảng loạn.
Đồng Rúp bắt đầu tăng giá vào đầu tháng 2/2015, chính xác vào thời điểm giá dầu tăng. Điều này cho thấy giá dầu và giá Rúp chỉ lệch pha trong khoảng 2 tháng.
Tỷ giá USD/RUB 1 năm qua. Biểu đồ: CNBC
Giá dầu thô 1 năm qua. Biểu đồ: CNBC
Khoảng thời gian này chưa đủ dài để chứng minh Rúp có khả năng chống chọi giá dầu giảm trong một khoảng thời gian dài, nhất là khi không có sự “trợ giúp” của các nhà đầu cơ.
Có thể Rúp chưa mạnh, nhưng ít nhất nó sẽ không giảm giá nữa
Bộ trưởng phát triển kinh tế Nga Aleksei Ulyukayev từng tuyên bố: “Chúng ta có thể tin tưởng đồng Rúp đang quay trở lại mức cơ bản”.
Có thể ông Ulyukayev cho rằng trước đây Rúp mất giá là do hoạt động đầu cơ tích trữ. Hiện giờ đồng tiền đã quay về mức tỷ giá không bị ảnh hưởng bởi giới đầu cơ.
Nhưng có lẽ ông Ulyukayev quên rằng chính nhóm nhà đầu cơ đặt cược Rúp xuống giá vài tháng về trước cũng là thành phần đẩy Rúp đi lên.
Không khó để đầu cơ Rúp trong vài tuần vừa qua: Vay tín dụng với lãi suất cực thấp, ký gửi dưới dạng đồng Rúp. Khi Rúp tăng giá, rút ra bán lấy ngoại tệ và ăn chênh lệch. Rúp khá ổn định trong quý I, khiến rủi ro mà các tay đầu cơ phải chịu hầu như tiêu biến.
Chính sách của Ngân hàng Trung ương Nga vô hình chung tiếp tay cho hình thức đầu cơ, bằng lãi suất vay Rúp ở mức thấp, lãi suất tiền gửi cao.
Nhưng các chính sách này sẽ sớm phải thay đổi. Đầu tiên, lãi suất cao đè nén đà hồi phục của nền kinh tế, vì lãi suất cao kéo theo lãi suất cho vay cao. Một khi Ngân hàng Trung ương hạ lãi suất, đồng Rúp sẽ mất giá theo, hiệu ứng đầu cơ khiến ruble tăng giá cũng không còn.
Thứ hai, Ngân hàng Trung ương sẽ tranh thủ giá dầu bình ổn để bồi đắp quỹ dự trữ ngoại tệ đang cạn kiệt. Cách duy nhất là mua vào ngoại tệ, tăng cung Rúp trên thị trường, khiến nội tệ Nga tiếp tục giảm.
Nên đọc
Theo Bizlive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy