Dòng sự kiện:
Góc nhìn IMF: Ngân hàng lớn cần hỗ trợ ngân hàng nhỏ
04/11/2014 17:58:48
ANTT.VN - Cải cách cơ cấu khu vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công là vô cùng quan trọng tại Việt Nam.

Tin liên quan

 

Đó là thông tin được ông ông Saijan Katra – Đại diện thường trú IMF tại Việt Nam và Lào trả lời phóng viên ANTT.VN tại hội thảo với chủ đề "Kinh tế thế giới và Việt Nam - Thực trạng 2014 và triển vọng 2015" được tổ chức hôm nay tại Hà Nội. 

Ông-Saijan-Katra–Đại- diện-thường-trú-IMF-tại-Việt-Nam-và-Lào

Ông Saijan Katra – Đại diện thường trú IMF tại Việt Nam và Lào

Mở đầu bài tham luận, ông Saijan đã đưa ra một góc nhìn tổng quan về viễn cảnh kinh tế toàn cầu. Theo ông, những thách thức đối với nền kinh tế là rất lớn, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể để lại những ảnh hưởng trong ít nhất 5 đến 6 năm. Sự bất ổn của kinh tế thế giới sau sự sụt giảm lòng tin vào nhà đầu tư của người tiêu dùng dẫn đến tăng trưởng giảm, nền kinh tế chậm phát triển, và rơi vào vòng luẩn quẩn.

Sự phát triển toàn cầu đang thấp hơn so với dự kiến, những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này đến từ nhiều quốc gia. Tăng trưởng chậm lại ở Nhật Bản và giậm chân tại chỗ tại khu vực đồng Euro cho thấy sự hồi phục khó khăn hơn ở các nước này.

Các rủi ro suy giảm kinh tế ngày càng tăng, điển hình là các căng thẳng địa chính trị, sự điều chỉnh của thị trường tài chính, rủi ro về trì trệ ở các nước phát triển, lạm phát thấp ở khu vực đồng euro.

Các nền kinh tế đang phát triển và có thu nhập thấp cần có ưu tiên về những chính sách về khuôn khổ tài khóa, định hướng chi ngân sách từ chi thường xuyên sang chi xã hội, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Chính sách tiền tệ cần độc lập hơn để tăng tính linh hoạt của tỷ giá trước những cú sốc bên ngoài.

Đại diện của IMF dự báo nền kinh tế có thể phục hồi vào cuối năm 2014 và 2015, mang lại ảnh hưởng tốt đối với các thị trường đang nổi, giúp cho thương mại tốt hơn, các nước đang phát triển có điều kiện nâng cao xuất khẩu, tăng tiêu dùng, kinh tế phát triển.

Ông Saijan Katra (trái) và phóng viên ANTT.VN.

Triển vọng kinh tế Việt Nam

Riêng đối với Việt Nam, ông Saijan cho rằng có thể tập trung cải thiện nền kinh tế vĩ mô, IMF sẽ cố gắng giúp Việt Nam xây dựng một nền tảng phát triển bền vững. Cải cách cơ cấu khu vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và đầu tư công là vô cùng quan trọng. Khu vực DNNN đang có những ưu tiên từ Nhà nước lấn át hẳn khu vực tư nhân, nợ do chính phủ bảo lãnh liên quan đến DNNN chiếm gần 15% GDP trong năm 2012, hệ thống kinh tế sẽ gặp rủ ro lớn nếu các DNNN không định hướng hoạt động tốt dẫn đến không trả nợ được ngân hàng.

Ngoài ra, hệ thống ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để giúp đỡ doanh nghiệp, ngân hàng lớn cần hỗ trợ ngân hàng nhỏ nhằm cải thiện tín dụng và xử lý các vấn đề về nợ xấu.

Linh Trang

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến