Tin liên quan
Theo yêu cầu của Chính phủ, hai doanh nghiệp lớn trong ngành bia là Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) phải được hoàn thành niêm yết trước ngày 31-12-2016.
Ông Phan Chí Dũng cho biết đến nay lộ trình thoái vốn đang được thực hiện theo đúng tiến độ. Cụ thể, Habeco đã niêm yết trên sàn UPCoM và đang tiến hành thủ tục xin niêm yết tại sàn giao dịch TP.HCM (HOSE); Sabeco cũng đã hoàn tất thủ tục niêm yết trên sàn HOSE.
“Dự kiến hai tổng công ty này sẽ hoàn thành niêm yết trước ngày 20-12. Giá giao dịch sẽ được sử dụng để dẫn chiếu cho hoạt động thoái vốn nhà nước khỏi hai tổng công ty này” – vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ thông tin.
Thời điểm niêm yết của Sabeco, Habeco đã được dự tính phải hoàn thành trước 20-12-2016. Trong ảnh: Tại nhà máy sản xuất bia của Habeco - Ảnh: Việt Hà
Tuy nhiên, với trường hợp của Habeco thì đại diện Bộ Công thương cho biết việc thoái vốn hiện nay “rất phức tạp và mất thời gian”. Dẫn chứng cụ thể tại Habeco, hiện nay quá trình đàm phán với cổ đông chiến lược là Carlsberg chưa đạt được sự thống nhất nên phải đàm phán tiếp.
Được biết, hiện nay Habeco đã gửi văn bản sang Bộ Tư pháp xin ý kiến tham gia tư vấn về hợp đồng giữa Habeco và Carlsberg sau khi làm việc với tổ tư vấn thoái vốn của Bộ Công thương.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cũng cho biết hiện nay theo yêu cầu của Chính phủ, lộ trình thoái vốn đã đáp ứng về mặt thời gian, nhưng “chất lượng cổ phần hóa, thoái vốn chưa đảm bảo”.
Do việc thoái vốn phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, bán được giá cao nhất nhưng phải giữ được thương hiệu, thị phần nên bộ trưởng cho rằng cần phải thận trọng. Đơn cử như với Habeco, việc thoái vốn hiện đang gặp khó khăn do từ đối tác chiến lược Carlsberg, các thủ tục liên quan đến cổ phần hóa, nhiều quy định cần giải quyết với nhiều cơ quan nên khó có thể giải quyết từ nay đến cuối năm.
Tuy nhiên, tại cuộc làm việc với Bộ Công thương ngày 14-5, đại diện tổ công tác, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã nhấn mạnh chỉ đạo của Thủ tướng, yêu cầu: “Bán vốn nhà nước phải đấu thầu để chọn tư vấn, nhà đầu tư nhằm đảm bảo minh bạch, chống lợi ích nhóm, mang lại lợi ích tốt nhất cho Nhà nước”.
Nên đọc
Theo Tuổi trẻ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy