Tối 1/8, ông Đào Kim Nghiệp, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) cho biết, sau Công điện số 1063/CĐ-TTg về phòng, chống dịch Covid-19 của Thủ tướng Chính phủ, trong đêm 31/7 đến rạng sáng 1/8, đoàn người từ các tỉnh phía Nam tiếp tục trở về Tây Nguyên.
Lượng người đổ về Tây Nguyên rất lớn sau khi Bình Phước "xả trạm".
Đến khoảng 15h chiều 1/8, khoảng 6.000 người, gấp gần 3 so với ngày thường, đã tập trung về Chốt kiểm soát dịch xã Đắk Ru để bắt đầu vào tỉnh Đắk Nông. Đến hết ngày 1/8, số lượng người trở về đã lên đến gần 10.000 người.
"Chúng tôi cho rằng đây có thể đợt người cuối cùng đi xe máy về quê. Phía Bình Phước đã có trao đổi với Chốt kiểm soát dịch xã Đắk Ru, số người trở về khoảng đến 3.000 lượt xe, tương đương với khoảng 6.000 người. Tuy nhiên, chúng tôi tính toán thì có khoảng 4.000 lượt xe và đoàn người có thể kéo dài hàng km trên Quốc lộ 14", ông Nghiệp thông tin.
Dự kiến ban đầu khoảng đến 3.000 lượt xe, tương đương với khoảng 6.000 người.
Ngay sau khi nhận tin từ cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước, tỉnh Đắk Nông đã huy động tối đa lực lượng kiểm tra y tế, phân luồng giao thông ở chốt kiểm dịch xã Đắk Ru (Đắk R'lấp). Lực lượng kiểm dịch tại chốt đã được tăng cường gấp đôi, lên tới 40 người.
Đoàn người được tổ chức phân loại thành 2 nhóm: về Đắk Nông và đi qua Đắk Nông. Nhóm về Đắk Nông sẽ tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại chốt và điều xe dẫn đoàn về từng huyện, thành phố sau đó tiến hành cách ly. Nhóm còn lại được CSGT dẫn đi qua tỉnh theo từng đoàn, từng đợt.
CSGT tiếp tục làm nhiệm vụ dẫn đoàn người đi qua các tỉnh.
Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đắk Nông, trong chiều ngày 1/8 đã huy động tất cả lực lượng, quân số để thực hiện việc điều tiết, phân luồng giao thông và dẫn đoàn từ các tỉnh phía Nam đi qua Đắk Nông.
Do số lượng người và phương tiện từ Bình Phước về cùng một thời điểm lớn nên các lực lượng phối hợp lên phương án chia thành các đoàn nhỏ để qua tỉnh Đắk Nông. Mỗi đoàn sẽ được bố trí một xe dẫn đường và một xe khóa đuôi.
Đặc biệt, một số người đi dọc đường bị hỏng xe được lực lượng CSGT hỗ trợ để di chuyển đến hết tỉnh Đắk Nông, bảo đảm không có người và phương tiện nào bị bỏ lại phía sau.
Theo ghi nhận của phóng viên, trong chiều cùng ngày, các địa phương có Quốc lộ 14 đi qua đều bố trí lực lượng chốt chặn tại các đường nhánh, ngã ba, ngã tư để nhắc nhở người dân chỉ được lưu thông một chiều, trên một tuyến đường.
Nhiều người dân cho biết, họ mới biết Công điện số 1063/CĐ-TTg khi đang trên đường về quê.
Người dân cho biết, từ tối 31/7, họ đã rời các tỉnh phía Nam để trở về quê. Một số người không nắm rõ được Công điện số 1063/CĐ-TTg nên khi đến tỉnh Bình Phước vào rạng sáng 1/8, họ đã phải dừng lại hoặc được yêu cầu quay đầu xe.
Tuy nhiên, "đi cũng không được, quay về cũng không xong", số lượng phương tiện và người ngày càng tập trung đông tại nơi giáp ranh Bình Dương và Bình Phước. Đến chiều cùng ngày, sau khi các địa phương thống nhất, đoàn người được lực lượng chức năng thay phiên dẫn qua địa bàn các tỉnh.
Chiều tối 1/8, trời liên tục đổ mưa to, thế nhưng đoàn người vẫn "ào ào" đổ về các tỉnh Tây Nguyên và Trung bộ, thậm chí có nhiều người từ miền Nam đi xe máy về quê nhà ở tận Tây Bắc.
Lượng người đổ về rất đông dù trời liên tục mưa lớn.
Nhiều phương tiện bị hỏng, được CSGT dùng xe chuyên dụng để chờ về.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngày 31/7, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện hỏa tốc số 1063/CĐ-TTg về phòng, chống dịch Covid-19. Nội dung công điện nêu rõ: Các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg phải thực hiện nghiêm, nhất quán theo phương châm chỉ có thể thực hiện cao hơn, sớm hơn phù hợp theo tình hình thực tiễn tại địa phương. Tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm "ai ở đâu ở đấy". Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7 đến khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép). Lãnh đạo tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa phương mình. Đối với người dân đã rời khỏi tỉnh xuất phát đến địa bàn tỉnh khác thì các tỉnh liên quan phải tổ chức đón, đưa về địa phương đích đến bảo đảm an toàn. Tổ chức xét nghiệm, vận chuyển bằng xe ca (có thể bố trí xe tải chở theo xe gắn máy của người dân nếu người dân di chuyển bằng xe gắn máy). Thực hiện bàn giao đầy đủ, tổ chức cách ly, giám sát y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan. Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh và tổ chức đưa đón người dân. |
Tác giả: Đặng Dương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy