Dòng sự kiện:
Hàng trăm xe máy chở gỗ lậu từ Campuchia vào Việt Nam mỗi ngày
11/11/2015 15:59:13
ANTT.VN - Chỉ riêng ngày hôm qua (10/11), có khoảng 200 chiếc xe máy chở gỗ quý băng qua biên giới tỉnh Ratanakkiri, Campuchia vào Việt Nam - ông Chhay Thy, điều phối viên của tổ chức Adhoc tại tỉnh Ratanakkiri, Campuchia cho biết. Theo ông, số gỗ lậu này được tuồn vào Việt Nam có thể được bán với giá cao gấp 5 lần ở Campuchia.

Tin liên quan

Một tốp xe máy chở gỗ bất hợp pháp đang chờ để qua biên giới tỉnh Ratanakkiri, Campuchia vào Việt Nam hôm qua. (Ảnh: PhnomPenh Post)

Trong khi phần lớn người dân Campuchia đang hướng về thủ đô Phnom Penh để đón xem lễ diễu hành mừng ngày Quốc khánh của dân tộc, hôm qua (10/11) một đoàn “diễu hành” khác gồm hàng trăm chiếc xe máy chở toàn gỗ quý, tràn qua các trạm kiểm tra ở biên giới tỉnh Ratanakkiri, Campuchia sang Việt Nam đã thu hút nhiều sự chú ý của người dân địa phương.

Trang PhnomPenh Post dẫn lời ông Chhay Thy, điều phối viên của tổ chức Adhoc tại tỉnh Ratanakkiri, cho biết cảnh tượng những tốp xe máy chở gỗ quý với quy mô nhỏ hơn là điều mà có thể dễ dàng nhìn thấy gần như mỗi ngày tại tỉnh này. Các tốp này tự do vận chuyển gỗ đến biên giới Việt Nam qua tỉnh Ratanakkiri.

“Vận chuyển với số lượng lớn các xe máy như vậy là điều chưa bao giờ xảy ra trước đây. Có khoảng gần 200 chiếc xe máy tất cả” – ông Thy cho biết. “Nó trông giống như một cuộc diễu hành. Đặc biệt hơn là nó xảy ra ngay trong dịp Quốc khánh” – ông nói thêm.  

Đa số mọi ngày, có khoảng 100 chiếc xe máy, mỗi xe chở theo nửa mét khối gỗ cố băng qua huyện Andong Meas và huyện Taveng. Nửa mét khối gỗ loại này ở Campuchia có giá khoảng 100 USD, tuy nhiên nếu mang được sang Việt Nam, giá của nó có thể đội lên gấp 5, tức khoảng 500 USD (hơn 11 triệu đồng) – ông Thy cho biết.

Các nỗ lực kêu gọi chính phủ để chống buôn lậu gỗ là “không hiệu quả” – ông nói. Các tài xế chuyển gỗ này phần lớn là người dân tộc ở địa phương. Một tài xế 23 tuổi dấu tên tại địa phương cho biết, gỗ bị đốn ở đây và chuyển qua biên giới mà không có bất kỳ trở ngại nào do các quan chức biên phòng đã ăn tiền hối hộ.

“Họ trả tiền cho cảnh sát biên phòng” – ông Thy cho biết. “(Nó tốn) khoảng 2,5 USD hoặc nhiều hơn cho mỗi xe máy”.

Cảnh sát trưởng huyện Andong Meas, ông Sovann Thin đã phủ nhận về việc có một nhóm buôn lậu quy mô lớn đang hoạt động ở địa bàn. Ông Thin nói rằng chỉ có 2 hoặc 3 xe máy vượt biên trái phép được qua biên giới mỗi ngày. Tuy nhiên ông cũng cho biết thêm rằng ông sẽ cho tiến hành điều tra theo các khiếu nại của ông Thy.

Phương Phương - PhnomPenh Post

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến