Khi bán hàng, người bán hoặc sàn giao dịch phải thu thuế VAT theo mức tại nước của người mua.
Cụ thể, theo Chỉ thị của Hội đồng châu Âu, nếu muốn bán hàng trực tuyến vào Liên minh châu Âu (EU), bất kỳ nhà bán hàng online, sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) nào đều phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên EU.
Khi bán hàng, người bán hoặc sàn giao dịch phải thu thuế VAT theo mức tại nước của người mua. Điều này có nghĩa sàn giao dịch hoặc người bán phải biết thuế VAT của nước khách hàng.
"Với quy định mới này, nếu người bán đăng ký trên thủ tục một cửa nhập khẩu (IOSS) của từng nước thành viên, khách hàng sẽ biết giá cuối cùng, đã bao gồm VAT, không có phí hoặc lệ phí ẩn.
Còn trường hợp người bán không đăng ký IOSS, khách mua hàng trực tuyến sẽ thanh toán VAT khi nhập khẩu hàng hóa vào EU. Các nhà cung ứng dịch vu logistics như bưu điện hoặc người giao hàng có thể tính thêm phí thông quan cho khách hàng để thu khoản VAT này và hoàn thành các thủ tục cần thiết khi nhập khẩu hàng hóa", theo Bộ Công thương.
Cũng theo Bộ này, thời gian vừa qua, bưu điện của Bỉ đã thử nghiệm thu phí đối với giao dịch TMĐT ngoài EU trong bối cảnh chưa có nhà kinh doanh nào đăng ký IOSS.
Thực tế, mua hàng trực tuyến từ ngoài EU vào EU đang gặp nhiều khó khăn khi chi phí gia tăng rất nhiều.
Đơn cử, đối với những món hàng vài chục Euro, thuế VAT tương ứng chỉ mất vài Euro, nhưng phí khai thuế VAT của bưu điện lại lên đến hơn 10 Euro. Nếu tính trên tỷ giá mặt hàng thì rất lớn. Do đó, có nhiều khách hàng từ chối nhận hàng hoặc hoàn trả sản phẩm.
Cũng theo quy định của EU, các giao dịch mua bán hàng hóa trên nền tảng TMĐT giữa Việt Nam và EU sắp tới dù vẫn phải trả thuế GTGT, nhưng cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu nếu lô hàng giá trị dưới 150 Euro.
Tuy nhiên nhà cung ứng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng hóa của mình trước người tiêu dùng EU, theo các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU.
Theo thống kê, năm 2020, doanh số TMĐT xuyên biên giới của 16 nước lớn nhất EU đã đạt tới 146 tỷ Euro, tăng 35% so với năm 2019, và chiếm khoảng 25,5% doanh số TMĐT của cả châu Âu (573 tỷ Euro). Dự báo năm 2022, con số này sẽ đạt 220 tỷ Euro, tức là tăng gấp đôi so với doanh số năm 2019 (108 tỷ Euro).
Tác giả: Ngọc Diệp
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy