Hành trình trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế của đồng Nhân dân tệ còn bao xa?
13/12/2014 09:42:44
ANTT.VN - Lần đầu tiên, những nỗ lực của Trung Quốc đã có tác động lên IMF trong việc công nhận đồng Nhân dân tệ là một đồng tiền dự trữ toàn cầu bên cạnh Đô la và Euro.

Tin liên quan

Cuối năm 2015, IMF sẽ thực hiện cuộc kiểm tra rổ tiền tệ diễn ra 2 lần trong 10 năm để các nước thành viên xem xét lại lượng tài sản dự trữ chính thức. Nếu có sự xuất hiện của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) này có nghĩa là IMF công nhận vai trò của đồng tiền TQ với tư cách một đồng tiền dự trữ toàn cầu.

Nếu trở thành một đồng tiền dự trữ quốc tế, đồng NDT sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng của đồng Đô la Mỹ trong hệ thống tài chính và thương mại trên toàn cầu

IMF đã thành lập hệ thống quyền SDR vào năm 1969 để hỗ trợ thiết lập tỉ giá. Sở hữu các quyền chọn SDR sẽ tạo điều kiện các đất nước được dữ trữ 4 loại tiền thuộc rổ tiền tệ SDR bao gồm: đồng đô la Mỹ, Euro, Yên và Pound.

Khả năng tham gia rổ tiền tệ SDR của đồng NDT là rất cao. Tuy nhiên, con đường để chính thức trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu của đồng Nhân dân tệ vẫn còn ở trước mắt. Trung Quốc sẽ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kinh tế của IMF cũng như nhận được sự ủng hộ của hầu hết 187 nước thành viên và quan trọng nhất là phải vượt qua được bài kiểm tra của IMF nhằm kiểm tra năng lực của thị trường tài chính và các phân khúc kinh tế của Trung Quốc.

Bài kiểm tra của IMF

Nhiều bằng chứng đang cho thấy khả năng đồng NDT vượt qua bài kiểm tra của IMF là rất cao nhất là sau khi Trung Quốc đã đáp ứng được yêu cầu trở thành một đất nước xuất khẩu lớn.

Thị phần các giao dịch thương mại của Trung Quốc thực hiện bằng đồng NDT đã tăng hơn 20%; thị trường cổ phiếu Dim Sum định giá bởi đồng NDT đã cán mốc 72.9 tỉ USD chỉ trong 7 năm; chính phủ cũng đã nới lỏng những hàng rào cho các nhà đầu tư nước ngoài để thị trường tài chính dễ tiếp cận hơn. Trung Quốc cũng đã ký thành công hiệp định cam kết tự do hóa các hoạt động thương mại bằng đồng NDT từ Hong Kong và Singapore đến Đức và Anh.

Sau bài kiểm tra lần trước, đại diện IMF trả lời: “có nhiều đột phá trong phạm vi sử dụng đồng NDT, và lần kiểm tra tiếp theo sẽ chú trọng tập trung vào những phát triển này”. Bài kiểm tra cuối cùng sẽ diễn ra vào tháng 10 năm sau.

Các nhà kinh tế nhận định cơ hội có mặt trong rổ tiền tệ của hệ thống Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) của đồng NDT là rất cao.

Hiện nay, đồng tiền TQ đang được sử dụng rộng rãi hơn cả đồng Yên và đồng Pound tại các thị trường tài chính và thương mại trong những năm gần đây. Để đẩy nhanh quá trình trở thành đồng tiền toàn cầu, các chuyên gia cho rằng chính phủ cũng cần nỗ lực để quảng bá hình ảnh đất nước, hỗ trợ việc tham gia SDR của đồng NDT.

Theo thống kê, thị phần của đồng NDT trên giao dịch thương mại toàn cầu đã tăng kỉ lục lên mức 1,72% trong tháng 9, khiến nó trở thành đồng tiền được sử dụng rộng rãi thứ 7 trên thế giới, có mặt tại hơn 10.000 ngân hàng trên 215 quốc gia.

Tuy nhiên, đồng NDT vẫn đang “yếu thế” hơn đồng đô la trong phạm vi sử dụng toàn cầu. Cụ thể, thị phần hiện giờ của đô la là 60,7%,  Euro 24,2% và đồng Pound với 3,9%.

Quyền phủ quyết của Mỹ

Mỹ có thể bác bỏ quyết định tham gia của đồng NDT trong rổ SDR bởi quyết định này rất có thể cần phải được 85% hội đồng thành viên IMF đồng ý, trong đó Mỹ giữ 17% phiếu bầu. IMF cho rằng còn quá sớm để khẳng định cần 70% hay 85% phiếu thuận để đi đến kết luận, theo luật lệ của định chế tài chính này.

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm giải phóng cho đồng tiền và thị trường tài chính của mình có lẽ là chưa đủ để suy chuyển được Mỹ. Nền kinh tế này vẫn hạn chế dòng tiền để ngăn chặn các nhà đầu cơ nhũng loạn thị trường.

Một tiêu chuẩn chung của IMF cho những đồng tiền quốc tế đó là “có thể tự do sử dụng” đồng nghĩa với việc không có bất cứ quản lý nào về việc dùng hay không dùng đồng tiền, Trung Quốc đang làm tốt việc đó. Thêm vào đó, trung Quốc cũng đang hướng tới việc thả nổi tỉ giá và việc lên giá của đồng NDT trong năm nay cũng có thể là lời cam đoan giúp Mỹ suy chuyển. Trước đây Mỹ từng buộc tội Ngân hàng TW Trung Quốc PBOC “ép giá” đồng NDT vì những lợi ích kinh tế.

Trong những nỗ lực bành trướng nền kinh tế của mình, việc gia nhập rổ tiền tệ SDR, trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ là một mục tiêu lý tưởng của Trung Quốc để nền kinh tế này được cả thế giới công nhận.

Tú Anh (theo Bloomberg)
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến