Theo Bulgarian Military, thông tin từ trang Sohu cho thấy có nhiều lý do đáng lưu ý về việc tại sao nhiều nước muốn mua S-400. Trong đó Trung Quốc không là ngoại lệ.
Thực tế cho thấy, phạm vi hoạt động của hệ thống phòng không của Nga này có thể tới 400km, điều mà các hệ thống tên lửa phòng không đất đối không tương tự ở các nước khác không thể làm được. Tổ hợp của Nga cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa hơn so với tổ hợp của Mỹ.
Các ấn bản lưu ý rằng Trung Quốc đã có hệ thống phòng không Hongqi-9 (HQ-9) nhưng việc sản xuất các vũ khí này quá đắt. Trong khi đó, S-400 lại rẻ hơn HQ-9. Không chỉ vậy, S-400 cũng tiên tiến và hiệu quả hơn S-300 mà Trung Quốc đang sở hữu.
Tác giả của những bài viết cũng không ngần ngại che giấu một mục tiêu bất ngờ khác khi Trung Quốc quyết sở hữu hệ thống phòng không nước ngoài: Cho phép các nhà phát triển Trung Quốc khám phá tốt hơn công nghệ cũng như kinh nghiệm sản xuất vũ khí của nước ngoài. Trong tương lai, những kiến thức họ thu được từ vũ khí này sẽ rất hữu ích cho việc sản xuất các hệ thống phòng không của mình.
Ưu điểm của S-400 tầm xa còn nằm ở khả năng phá hủy máy bay AWACS của kẻ thù, điều này sẽ góp phần mang lại lợi thế cho Trung Quốc.
Thêm nữa, tổ hợp vũ khí Nga sẽ che phủ và kiểm soát toàn bộ khu vực không phận quanh Trung Quốc. Đảo Diaoyu là một ví dụ.
Và một khi Trung Quốc sở hữu S-400 trong tay, không quân Mỹ sẽ khó có thể tiếp cận không phận của mình.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên trong khối NATO mua S-400 của Nga. Hôm 23/10/2019, nhà xuất khẩu Rosoboro thông báo Nga đã hoàn thiện hợp đồng này với việc cung ứng cho Ankara tất cả các chi tiết liên quan đến S-400, gồm cả tên lửa.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu sản xuất chung S-400 và chuyển giao công nghệ, theo người đứng đầu bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir.
Những thông tin về các cuộc điện đàm Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua S-400 diễn ra lần đầu vào tháng 11/2016. Phía Nga khẳng định rằng hợp đồng này đã được ký vào 12/9/2017. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã thông báo rằng Ankara đã tiền trước.
Việc vận chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra ngày 12/7/2019.
Thỏa thuận S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vốn bị các nước trong khối NATO chỉ trích.
Hôm 12/12/2019, các thành viên trong ủy ban thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu tán thành trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì hoạt động của Ankara ở Tây Bắc Syria cũng như việc mua S-400 của Nga.
Vào cuối năm 2024, Nga sẽ cung ứng cho Ấn Độ S-400, người đứng đầu dịch vụ hợp tác quân sự-kỹ thuật liên bang của Nga Dmitry Shugaev cho biết hôm 16/3.
Thông báo không chính thức cho biết bắt đầu tháng 10/2018, các cuộc họp bên lề các cuộc đàm phán Nga- Ấn Độ tăng cường và một hợp đồng cung ứng S-400 đã được ký kết cho Ấn Độ. Ấn Độ sẽ nhận được 5 tổ hợp S-400.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy