Tin liên quan
Tham gia hội nghị, ngoài hàng trăm doanh nhân Việt Nam đang làm ăn kinh doanh tại LB Nga còn có hàng trăm doanh nhân Việt Nam từ trong nước sang, và từ các quốc gia khác đến như Thái Lan, Malayxia, Italia, Bungari, Pháp, Mỹ, Ixrael, Angola v.v…
Phát biểu mở đầu Hội nghị, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga, Nguyễn Thanh Sơn khẳng định ý nghĩa, mục đích của Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức ở nước ngoài như thế này và nhấn mạnh:
“Tôi cho rằng, Hội chợ Triển lãm lần này và các ý tưởng của chúng ta thông qua các chuyên đề chúng ta thảo luận trong ngày hôm nay và ngày mai sẽ thể hiện quyết tâm đoàn kết với các doanh nghiệp LB Nga. Tôi hy vọng, qua Hội chợ này, các doanh nghiệp ở trong nước cũng như ở nước ngoài sẽ tìm được nhiều đối tác hơn nữa trong các doanh nghiệp hàng đầu của LB nga”
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam hãy biết phối hợp tổ chức xúc tiến, quảng bá du lịch với tập trung ở 10 quốc gia đầu tiên. Với 13 quốc gia có quan hệ đối tác “Chiến lược toàn diện” thì cần có diện tích để mở rộng hợp tác kinh tế với thời hạn 10 năm hoặc lâu dài hơn là cần có tầm nhìn đến năm 2025…Các cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối, mở rộng hoạt động thương mại; những nội dung cơ bản của các Hiệp định Thương mại Tự do song phương và đa phương của Việt Nam với các nước và các khu vực… là điều các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài rất cần biết.
Với tư cách đại diện của Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, ông Lê Quốc Thịnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban, khẳng định chính sách đối với kiều bào Việt Nam, với các doanh nhân Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước đang tạo điều kiện tốt để bà con làm ăn, thúc đẩy sự phát triển của bản thân và cộng đồng. Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài có thế mạnh là nắm vững địa bàn, thủ tục và thông lệ kinh doanh của nước sở tại cũng như quốc tế, đặc điểm và nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp, đang trở thành khâu quan trọng để giúp các doanh nghiệp Việt Nam trao đổi thông tin về cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
Các cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối, mở rộng hoạt động thương mại; những nội dung cơ bản của các Hiệp định Thương mại Tự do song phương và đa phương của Việt Nam với các nước và các khu vực… là điều các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài rất cần biết.
Phát biểu về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh: “Đề nghị các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ nội dung của các Hiệp định mà chúng ta đã hoặc trong thời gian sắp tới sẽ ký kết để tận dụng các cơ hội mà Hiệp định mang lại, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thế giới, đặc biệt là tiêu thụ hàng hóa “made in Việt Nam” qua các hệ thống bán buôn, bán lẻ của doanh nghiệp các nước sở tại, trong đó có của các doanh nghiệp Việt Nam".
Tuy nhiên, các đại biểu tham dự Hội nghị cũng thống nhất đánh giá hoạt động của các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài còn thiếu tính liên kết, sự đoàn kết, chia sẻ hỗ trợ nhau; thiếu thông tin, cũng như sự hỗ trợ quyết liệt, có trách nhiệm của các cơ quan quản lý ở trong nước; thiếu những mô hình liên kết hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam…
Trong 5 năm tới, với hiệu lực của 15 Hiệp định thương mại tự do đã được Việt Nam ký kết, GDP tiếp tục tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng trên 6%/năm, với tác động của kết quả tái cấu trúc nền kinh tế,… sẽ là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tham gia các hoạt động mở rộng thương mại, đầu tư.
Ông Nguyễn Cảnh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ mong muốn cộng đồng người Việt Nam, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cần đoàn kết gắn bó hơn. Trong đó, đặc biệt cần đến vai trò của đại diện các cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ, gắn kết các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam… Với tư cách là một doanh nhân tại Nga, chủ đầu tư Trung tâm thương mại đa năng Hà nội - Matxcova, ông Sơn cam kết sẽ có chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho các doanh nghiệp, doanh nhân khi đầu tư, kinh doanh tại thị trường Nga.
Ông David Nguyễn, đại diện doanh nhân Việt Nam từ Hoa Kỳ chia sẻ, với Hiệp định TPP vừa được Chính phủ Việt Nam ký kết tháng 10 vừa qua sẽ là cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nhân Việt, đòi hỏi phải có sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng. Ông cũng băn khoăn làm sao doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam có được ngân hàng của Việt Nam tại Hoa kỳ để hỗ trợ các thủ tục thanh toán, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh thương mại…
Đại diện lãnh đạo Bộ Công thương Việt Nam, Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài đã cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động gắn kết với các doanh nghiệp doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, sẵn sàng chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp, kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan Chính phủ sớm giải quyết những khó khăn vướng mắc cho các doanh nhân Việt Nam, góp phần thúc đẩy hàng hoá, sản phẩm của người Việt Nam ra thế giới
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy