Ngày 29/8, tại Đà Nẵng, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NN&PTNT chủ trì tổ chức hội thảo “Sửa đổi Nghị định 67 - Những vấn đề cần đặt ra”. Đến dự hội thảo còn có khoảng 200 đại biểu từ Văn phòng Chính phủ; các bộ, ngành Trung ương, và các địa phương ven biển, các chủ tàu, các công ty đóng tàu…
Ông Lại Xuân Môn, Phó Chủ tịch hội Nông dân Việt Nam cho biết, năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản nhằm hỗ trợ, động viên, khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển. Nghị định này dành chính sách ưu đãi đặc biệt trong việc hỗ trợ ngư dân đóng những con tàu vỏ thép.
Ông Môn khẳng định, qua 3 năm đi vào thực tiễn, Nghị định 67 thực sự là chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nó mang tính đột phá, đồng bộ, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư dân. Góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành theo hướng phát triển bền vững.
Riêng về chuyện đóng mới tàu vỏ thép, nhờ có Nghị định 67, 1.510 con tàu được đóng mới, tổng số tiền cam kết cho vay đóng mới tàu cá là 9.931 tỷ đồng và đã giải ngân cho vay được 9.012 tỷ đồng, dư nợ đạt 8.838 tỷ đồng. Chưa hết, ở nhiều tỉnh thành ngư dân phấn khởi ra khơi với những con tàu vỏ thép mới cứng, nhờ vậy, sản lượng thu hoạch, độ an toàn cũng tăng vượt bậc.
Cũng theo vị Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, song hành với thành quả đó vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi thực hiện Nghị định 67 của nhiều đơn vị, địa phương khiến ngư dân vẫn gặp nhiều vấn đề bất cập khi tiến cận nghị định như vay vốn, đóng tàu.
Đáng chú ý, hiện có 40 tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của ngư dân các tỉnh Bình Định, Thanh Hóa, Phú Yên và Quảng Nam bị hư hỏng sau khi mới đưa vào sử dụng. Có những con tàu tiền tỷ mới đem ra chạy thử cũng "đắp chiếu" cả năm trời. Những sự cố này gây thiệt hại, nợ nần cho ngư dân. Chính những việc thực hiện chưa đúng tinh thần của Nghị định 67 đã gây hoang mang trong dư luận, làm sai lệch chủ trương đúng đắn. Ông Môn kiến nghị cần xem xét một cách nghiêm túc những vấn đề bất cập này.
Trong khi đó, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho rằng, Nghị định 67 mà diện hiện rõ ràng nhất là những con tàu vỏ thép hoành tráng nơi biển khơi có ý nghĩa hết sức quan trọng, khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong thời gian tới, cùng với lực lượng thực thi pháp luật khác như cảnh sát biển, biên phòng, lực lượng Kiểm ngư sẽ tiếp tục đồng hành cùng với ngư dân tham gia tuần tra, kiểm soát thực thi pháp luật thủy sản, đồng thời hỗ trợ ngư dân và tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Được biết, hiện Bộ NN&PTNN đang khẩn trương xây dựng dự thảo lấy ý kiến về bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định 67 và dự kiến sẽ ban hành vào cuối năm 2017, có hiệu lực từ 1/1/2018.
Nhâm Thân
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy