“Hơn 60% văn bản hướng dẫn thi hành luật chậm ban hành” là con số thống kê do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đưa ra tại phiên họp mở rộng, xem xét thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp và thực hiện Nghị quyết số 67 của Quốc hội, về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, diễn ra sáng nay (6/9) tại Nhà Quốc hội.
Theo nhóm nghiên cứu của thường trực Ủy ban Pháp luật, công tác phổ biến giáo dục pháp luật thời gian qua đôi khi chưa có trọng tâm, trọng điểm cũng như chưa lựa chọn hình thức và phương pháp phù hợp với đối tượng, địa bàn. Công tác xây dựng pháp luật để triển khai thi hành Hiến pháp còn chưa đạt kết quả đề ra.
Đại biểu tham dự phát biểu tại phiên họp. Ảnh: https://quochoi.vn/
Việc tổ chức thi hành pháp lệnh, nghị quyết trong 1 số trường hợp còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, việc áp dụng pháp luật có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, thống nhất. Đáng chú ý, tình trạng nợ văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật vẫn diễn ra, chiếm 60,44%, trong đó có văn bản nợ lâu nhất gần 2 năm và văn bản chậm ban hành nhất là Nghị định.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong nhận định, việc trình dự thảo văn bản chi tiết kèm theo các dự án Luật, pháp lệnh mang tính hình thức, chưa thực chất, đưa đầy đủ, chưa lường hết tình huống phát sinh, nên ảnh hưởng đến tiến độ ban hành. “Mặc dù quá trình ban hành còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung trong quy định chi tiết. Chúng tôi đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ để có giải pháp khắc phục tình trạng này”, ông Phong chỉ rõ.
Để khắc phục tình trạng trên, các đại biểu nhấn mạnh giải pháp quy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan để xảy ra chậm trễ trong triển khai thi hành, ban hành văn bản hướng dẫn chưa thể hiện sự nghiêm minh. Nếu Chính phủ đã đôn đốc từ 1 - 3 lần không xong phải xử lý nghiêm minh. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo hạn chế thấp nhất việc ban hành văn bản vi phạm chi tiết hướng dẫn thi hành. Đồng thời tăng cường giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội.
“Việc ban hành văn bản chi tiết chậm nên không đảm bảo có hiệu lực đồng thời với Luật. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh pháp lý xảy ra rất khó thực hiện theo quy định của pháp luật. Tôi đề nghị thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật”, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Kim Anh đề nghị.
Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần có giải pháp cụ thể, quyết liệt để sớm khắc phục hạn chế, bảo đảm các điều kiện cần thiết để 5 Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022, bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường; Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi); Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Luật Biên phòng Việt Nam và Luật Phòng, chống ma túy được thực hiện nghiêm túc. Dự kiến sẽ có 55 văn bản hướng dẫn 05 Luật này.
Tác giả: Lại Hoa
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy